Bệnh Dại Nguyên Nhân
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn. Tại Việt Nam, bệnh dại liên tục có những diễn tiến phức tạp, do đó việc chủ động dự phòng bằng vắc xin là rất cấp thiết.
Nên tiêm vắc xin phòng dại loại nào?
Hiện nay tại Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Đây đều là những loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ mới, cải thiện vượt bậc so với các loại vắc xin phòng dại thế hệ cũ. Vắc xin dại đều đã được kiểm định an toàn, khẳng định khả năng đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều.
Tất cả các loại vắc xin dại hiện tại đều an toàn, cho đến nay, thế giới vẫn chưa ghi nhận những biến cố bất lợi nghiêm trọng nào sau tiêm chủng vắc xin dại.
Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)
Tiêm vắc xin dự phòng dại khi xác định có phơi nhiễm:
Video đề xuất: Vắc xin dại có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Triệu chứng bệnh dại thể liệt
Ở nhóm người mắc bệnh dại bị liệt chỉ chiếm khoảng 20% ca bệnh. Người bệnh có dấu hiệu tê liệt cơ bắp, bắt đầu ở vị trí vết thương, cơ bắp tê liệt dần dần bị tê liệt, bắt đầu từ vết cắn hoặc vết xước. Tình trạng hôn mê từ từ phát triển, và cuối cùng là cái chết. Thể liệt của bệnh dại thường bị chẩn đoán nhầm, góp phần vào việc báo cáo chưa đầy đủ về bệnh.
Chẩn đoán bệnh dại dựa vào biểu hiện bên ngoài, bác sĩ dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của bệnh dại như người bệnh sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng,… kết hợp với yếu tố dịch tễ như người bệnh đang sinh sống ở khu vực vẫn có bệnh dại lưu hành. Động vật mắc bệnh dại thường ốm yếu hoặc có biểu hiện bất thường, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Vết cắn, vết cào có nước bọt của động vật.
Chẩn đoán xác định bệnh dại sẽ thực hiện bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da lấy từ dìa tóc ở gáy người bệnh nhân, chẩn đoán huyết thanh, hoặc các kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng sinh học phân tử PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
Ở người mắc bệnh dại được chẩn đoán chính xác khi khám nghiệm tử thi bằng nhiều kỹ thuật chẩn đoán khác nhau và phát hiện toàn bộ vi rút, kháng nguyên,… trong các mô bị nhiễm bệnh (như não, da, nước bọt).
Tiêm vắc xin dại ở đâu tốt nhất?
Thực tế cho thấy, vắc xin dại đã có thời gian rơi vào tình trạng khan hiếm khiến người bệnh khổ sở “chạy vạy” khắp nơi để có vắc xin cứu sống chính mình. Nhận thấy được sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như tầm quan trọng của vắc xin, Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn cố gắng nỗ lực cung cấp đầy đủ vắc xin, trong đó có vắc xin dại để phục vụ cho người dân, kể cả trong thời điểm khan hiếm.
Với kho bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP cùng những điều kiện nghiêm ngặt cùng hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ đạt chuẩn “5 sao”, Hệ thống tiêm chủng VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm vắc xin dại và các loại vắc xin khác đều được trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng hiện đại với nhiều tiện ích cao cấp. Tham khảo giá vắc xin dại và các vắc xin khác tại đây.
Bệnh dại ở Việt Nam hiện diện ở hầu hết các tỉnh/thành phố, chủ yếu do chó nhà mắc bệnh dại lây truyền cho người. Một khi lên cơn dại thì cả người và vật nuôi đều chết.
Bệnh dại (Rabies) là bệnh truyền nhiễm, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, dẫn đến nhiễm trùng não và thần kinh nghiêm trọng, tử vong cao. 99% số ca bệnh dại ở người do chó nhà nhiễm vi rút dại.
Động vật có vú nhiễm vi rút và mắc bệnh dại. Sau đó, người bị động vật mắc bệnh cắn, cào xước sẽ truyền vi rút gây bệnh, thậm chí dịch bệnh có thể truyền qua nước bọt của vật nuôi khi chúng liếm lên vết thương hở, miệng, mắt của người. Ở châu Mỹ, dơi cũng là nguồn gây bệnh dại phổ biến.
Triệu chứng bệnh dại thể cuồng
Triệu chứng ở thể cuồng có thể bao gồm: Sốt cao, đau đầu, cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc bỏng rát bất thường hoặc không giải thích được (dị cảm) tại vị trí bị cắn.
Vài ngày sau đó, khi vi rút tấn công đến hệ thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống bắt đầu tiến triển. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: Bồn chồn, lo lắng, sợ nước, sợ gió, bị ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy mọi thứ), lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, khó thở, nuốt khó, tiết nhiều nước bọt, sủi bọt ở miệng, tê liệt, ngưng tim ngưng thở, tử vong.
Quá trình lây truyền và phát triển của bệnh dại
Bệnh dại hiện diện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ do nhiều loại động vật có vú gây ra: Chó, mèo, dơi, cáo, gấu trúc, chồn hôi, cầy mangut,… trong đó 99% người mắc bệnh dại bị lây nhiễm từ chó nhà (1).
Ở động vật nhiễm bệnh dại sẽ truyền vi rút sang người hoặc động vật khác qua vết cắn hoặc vết cào xước. Thậm chí, động vật bị bệnh cũng có thể lây vi rút qua nước bọt khi chúng liếm vào niêm mạc hoặc vết thương hở trên da của con người.
Sau khi nhiễm vi rút, thời gian ủ bệnh dại trung bình từ 2 – 3 tháng nhưng có thể chỉ 1 tuần hoặc kéo dài đến 1 năm. Bệnh biểu hiện sớm hay trễ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí xâm nhập của vi rút và tải lượng vi rút. Ví dụ, nếu chó dại cắn ở vùng đầu, mặt, cổ,… gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn, còn nếu cắn ở vị trí tay, chân thì sẽ lâu phát bệnh hơn.
Bệnh dại có thể lây từ người sang người qua vết cắn hoặc nước bọt nhưng ca bệnh thực tế thì chưa được xác nhận. Về mặt lý thuyết, vi rút dại còn có thể lây sang người ăn thịt sống hoặc sữa của động vật bị nhiễm bệnh dại.
Ngay khi bị chó cắn (dù cho dại hay chưa xác định chó có mắc bệnh dại hay không) phải nhập viện ngay. Bởi nếu chẳng may bị nhiễm vi rút dại và không điều trị kịp thời thì sau khoảng 3 – 12 tuần, các triệu chứng của bệnh dại có thể xuất hiện; thậm chí dấu hiệu bệnh dại có thể bắt đầu sớm hoặc trễ hơn. Và nguy hiểm khi các triệu chứng dại xuất hiện, người mắc bệnh dại hầu như tử vong. (2)
Bệnh dại có 2 dạng: Thể cuồng và thể liệt.
Điều trị bệnh dại sau khi phơi nhiễm
Thời điểm điều trị lý tưởng nhất là ngay khi bị vật nuôi cắn, làm trầy xước, nhất là bị chó dại cắn, người bệnh sẽ lo lắng, hoảng loạn và dễ bị kích thích,… Do đó, nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh bình tĩnh, thoải mái để tập trung điều trị.
Ngay khi bị chó cắn, nạn nhân cần dự phòng ngay nguy cơ mắc bệnh dại, ngăn vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, đối diện cái chết sắp xảy ra. Cụ thể, chỗ vết thương bị chó cắn hay cào xước, cần rửa vết thương rộng bằng nước sạch và các dung dịch có thể tiêu diệt vi rút như: Xà phòng, chất tẩy rửa, povidone iodine,… ít nhất 15 phút, rồi băng bó đưa đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được điều trị vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, một số trường hợp còn được chỉ định tiêm huyết thanh ngừa bệnh dại. Người bệnh đến bệnh viện càng sớm thì hiệu quả ngăn chặn sự khởi phát triệu chứng và tử vong của bệnh dại càng hiệu quả.
Bệnh dại có chữa được không?
Bệnh dại phòng ngừa được bằng vắc xin và nên đến bệnh viện ngay khi bị động vật cắn, không cần biết có mắc bệnh dại hay không. Nếu bệnh dại đã có biểu hiện ra ngoài thì phần lớn người bệnh tử vong. Thông thường, người bệnh sẽ được dùng thuốc an thần diazepam 10mg sau mỗi 4 – 6 giờ, bổ sung 100mg sắt chlorpromazine 50 hoặc tiêm morphin vào tĩnh mạch. Một số trường hợp, người bệnh dễ bị kích thích và được kiểm soát co thắt cơ bắp.
Khi chăm sóc người bệnh dại cần mặc đồ y tế cá nhân để tránh nhiễm nước bọt và vết thương có nguồn lây vi rút. Giữ người trong phòng yên tĩnh, tránh gió lùa, ánh sáng dịu để không bị kích thích, co giật.
Nếu bạn không may bị động vật cắn trầy xước, hãy đến ngay biện viện Đa khoa Tâm Anh để được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại ngay!
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh dại rất nguy hiểm nếu có nguy cơ mắc phải mà không được tiêm phòng kịp thời. Do đó, bạn cần phòng ngừa những nguy cơ có thể mắc bệnh dại ngay từ bây giờ.
Thời gian ủ bệnh: Ủ bệnh trung bình của bệnh dại là từ một đến ba tháng, nhưng có thể từ vài ngày đến nhiều năm sau khi bị phơi nhiễm. Ở những bệnh nhân cấy ghép tạng, khoảng thời gian giữa thời điểm cấy ghép các cơ quan bị nhiễm bệnh và xuất hiện các triệu chứng ở người nhận có thể dao động. Thời gian ủ bệnh ngắn hơn ở những bệnh nhân có phơi nhiễm ở vị trí có hệ thống thần kinh dày đặc và gần hệ thần kinh trung ương như vùng mặt. Thời gian ủ bệnh dài hơn có thể liên quan đến việc điều trị dự phòng bệnh dại không đủ phác đồ, hoặc không xác định được thời điểm phơi nhiễm.
Các triệu chứng lâm sàng: Một khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, bệnh dại thường dẫn đến bệnh não tiến triển và tử vong gần như 100%.
Dị cảm lan tỏa gần vị trí vết thương là dấu hiệu của bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh dại
+ Bệnh dại não: Biểu hiện cổ điển của bệnh dại não bao gồm sốt, sợ nước, sợ gió, co thắt hầu họng và tăng động giảm dần đến tê liệt, hôn mê và tử vong
+ Bệnh dại liệt: Gặp khoảng 20% ở bệnh nhân mắc bệnh dại, có biểu hiện liệt tăng dần, có thể giống hội chứng Guillain-Barré. Những bệnh nhân này có rất ít biểu hiện bệnh tại não cho đến giai đoạn cuối của bệnh. Sau các triệu chứng khởi đầu đã được mô tả ở trên, bệnh phát triển thành liệt mềm. Liệt thường rõ nhất ở chi bị cắn, sau đó lan ra đối xứng hoặc không đối xứng. Bệnh nhân có thể đau đầu, đau cơ kèm theo rối loạn cảm giác nhẹ. Khi tình trạng tê liệt tăng dần, có sự tiến triển đến liệt các cơ hô hấp và dẫn đến tử vong.
Các xét nghiệm thường không đặc hiệu: Có thể thấy tăng bạch cầu ngoại vi, chọc dò vùng thắt lưng xét nghiệm thấy dịch não tủy có tăng sinh bạch cầu lympho, protein dịch não tủy tăng nhẹ, nồng độ glucose dịch não tủy bình thường.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT thường bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, ở giai đoạn sau có thể thấy phù não. Hình ảnh MRI có thể cho thấy các vùng tăng tín hiệu T2 ở vùng đồi thị, vùng dưới đồi và thân não.