Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Chuyên Ngành Y Tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Tiêu chuẩn chung chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Đây được xem là tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức đối với tất cả các chức danh nghề nghiệp hành chính: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên:
Mã số chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Khoản 1 Thông tư 02/2021 BNV quy định rõ về mã số các chức danh hành chính. Cụ thể như sau:
Đối với chuyên viên ngạch hành chính như sau:
Như vậy, chức danh nghề nghiệp chuyên viên mang mã số 01.003. Là một trong những chức danh thuộc lĩnh vực hành chính Việt Nam. Với mã số này sẽ có những tiêu chuẩn, những yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khác với các chức danh hành chính khác.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Chuyên viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Ngạch chuyên viên sẽ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ chuyên viên
Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác.
Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.
Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Đối với công chức dự thi, xét thăng hạng lên ngạch chuyên viên phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương đủ từ 3 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch cán sự thì thời gian giữ ngạch cán sự tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Như vậy, với những thông tin trên các bạn có thể nắm rõ thông tin về chức danh nghề nghiệp chuyên viên. Chúc các bạn thành công với các vị trí việc làm mà mình đang và sẽ đảm nhận!
Ngày 29/12/2017, Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành Thông tư 45/2017/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin. Thông tư này áp dụng đối với các chức danh viên chức đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tại các đơn vị sự nghiệp công lập và với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo quy định tại Thông tư, viên chức đang làm việc trong lĩnh vực CNTT được phân thành 4 hạng: viên chức CNTT các hạng I, II, III, IV với những tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Cụ thể: viên chức CNTT hạng I bao gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên CNTT hạng I; Phát triển phần mềm hạng I. Viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên CNTT hạng II; Phát triển phần mềm hạng II. viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên CNTT hạng III; Phát triển phần mềm hạng III. Các chức danh viên chức CNTT hạng IV gồm có Quản trị viên hệ thống hạng IV và Phát triển phần mềm hạng IV.
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp cho các viên chức chuyên ngành CNTT, tại Thông tư này, Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết các nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng hạng chức danh viên chức CNTT trong các chuyên ngành cụ thể: An toàn thông tin (hạng I, II, III), Quản trị viên hệ thống (hạng I, II, III, IV), Kiểm định viên CNTT (hạng I, II, III), Phát triển phần mềm (hạng I, II, III, IV).
Thông tư này sẽ là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ quy định tại Thông tư để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ viên chức phù hợp với quy định tại Thông tư này. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp; Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị công lập; phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch hoặc chức danh viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng trong đơn vị công lập quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức; quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền; xem xét và đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức hạng I. Bên cạnh đó, định kỳ báo cáo kết quả bổ nhiệm vào chức danh và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
Đối với các cơ sở, tổ chức, đơn vị ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại văn bản này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2018.
Thu Hằng – Cục Tin học và thống kê tài chính