Giáng Sinh Có Từ Bao Giờ
Cập nhật phim mới thuyết minh lồng tiếng việt nhanh nhất, chất lượng HD.
Người Việt sống tại Mỹ đón Giáng sinh như thế nào?
Giáng sinh cũng là dịp để nhiều du học sinh Mỹ, kiều bào Việt Nam sinh sống tại Mỹ trải nghiệm không khí lễ hội ở khắp các vùng miền trên đất Mỹ. Mỗi tiểu bang, mỗi thành phố sẽ có những cách trang hoàng cũng như đón Giáng sinh bằng nhiều hình thức, hoạt động khác nhau, giúp bạn cảm nhận về sự đa dạng văn hóa của các cộng đồng dân cư Mỹ.
Những thành phố đón Giáng sinh đẹp và hoành tráng nhất ở Mỹ phải kể đến như: Bethlehem - “thành phố Giáng sinh”, nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính; Thị trấn Alaska, nơi có sự kiện “Christmas in Ice” được chế tác từ các nghệ sĩ điêu khắc trên băng từ khắp nơi trên thế giới; Williamsburg - nơi tái hiện lễ hội lịch sử trên các sảnh băng, chợ Giáng sinh và cho bạn cơ hội thưởng thức bánh cùng ông già Noel.
Santa Claus (Indiana) được cho là nơi bắt nguồn mùa Giáng sinh trên khắp nước Mỹ
Và không thể không nhắc đến Santa Claus, Indiana, thành phố có tên gọi trùng với tên ông già Noel, bởi vì thế, nơi này rất nhộn nhịp vào mùa đông. Từ những năm 1920, bưu điện địa phương đã trả lời hàng nghìn bức thư của trẻ em gửi cho ông già Noel mỗi năm.
Với những thông tin trên, bạn không chỉ biết được lễ Giáng sinh ở Mỹ diễn ra như thế nào, các hoạt động thường thấy trong ngày này,... mà còn biết thêm rất nhiều thông tin thú vị xoay quanh ngày lễ ý nghĩa này. Nếu bạn muốn đến thăm Mỹ nói riêng hay các quốc gia Châu Âu nói chung vào dịp Giáng sinh để tự mình trải nghiệm ngày lễ, đừng quên truy cập TSTtourist và tham khảo những đường tour du lịch Châu Âu hấp dẫn dịp cuối năm này nhé!
Đi xem Giáng Hương – Sân Khấu Về Khuya
Năm nay bỏ lỡ nhiều thứ nhưng lại được đi xem kịch (tới giờ) là 3 lần, cảm thấy cũng đủ đầy vui vẻ ghê. Phải nói là từ hồi nghe tin bên Thiên Đăng dựng vở này, mình bị shock dã man shock, phấn khích dã man phấn khích. Đây là tuồng cải lương mình thích nhất nhất nhất, nghe đi nghe lại nghe tới nghe lui. Sân khấu của người nghệ sĩ mình thích mà còn dựng vở mình thích nữa. Chời ạ. Mỗi tội mấy tháng nay bận, lại thêm Thiên Đăng diễn 19h30 không á chời. Cả tháng chắc được 1 suất 18h, khóc tiếng Mán luôn. Hôm ấy thấy có bạn rao 2 vé, mình cmt hỏi còn vé lẻ không thì bạn ấy tốt ơi là tốt, bảo ticketbox còn vé kìa vô mua lẹ. Hình như hôm ấy bị lỗi =)) Nói chung, tự thân mua được tấm vé mà hông tin nổi luôn =)) Chỗ cũng rất đẹp đối với mình nữa. Thoải mái, đỡ dính người này người kia, xung quanh có ý thức lắm. Buồn cái là, có nhỏ nào đó ngồi sau lưng khóc hết nửa tuồng sau. Nghe khóc oải chè đậu luôn á chời.
Đi xem một tuần mới viết bài vì có nhiều thứ muốn nói nhưng lại cảm thấy không cần nói nhiều =)) Hài lòng có, không hài lòng có, cơ mà đây là trải nghiệm cực kì cực kì xứng đáng đối với mình. Rất mong sẽ có dịp đi xem lần nữa mà coi mấy suất mới toàn 19h ==!!
Đầu tiên, về kịch bản, với cái đứa nghe và xem cỡ 99+n lần Sân Khấu Về Khuya thì Giáng Hương – Sân Khấu Về Khuya đổi rất nhiều. Thoại đổi không nhiều nhưng nội việc làm rõ tư tưởng của Lĩnh Nam, thêm tư tưởng của Giáng Hương và Ba Hoài là điều rất đáng bàn rồi. Khổ nỗi coi mấy group ít bàn vụ này ghê, mà cũng hơi nhạy cảm nên hông có ai bàn chung với mình hết trơn.
Không rõ kịch bản gốc (kịch) của NSND Năm Châu có đề cập tới tư tưởng của Lĩnh Nam không, nếu việc này đã có từ bản gốc thì… ối giồi ôi, đi trước thời đại kinh khủng khiếp thiệt. Bản thân mình thích kịch bản SKVK hơn vì gãy gọn vừa đủ, lại có phần Lĩnh Nam – Mỹ Tiên cực xuất sắc ở đoạn cuối. Dẫu vậy, vẫn đánh giá cao GH – SKVK về tính nhất quán.
Hôm qua có cfs chê vai Giáng Hương của LK. Nhiều người vô phản bác lắm còn mình thì hoàn toàn đồng tình với chủ cfs. Không phải chê LK dở nhưng may be cách lí giải nhân vật của cổ hoặc Thiên Đăng không giống với Giáng Hương của các bậc cây đa cây đề Thanh Nga hay Phượng Liên, Mỹ Châu. Bản thân mình thì cảm thấy rõ ràng Giáng Hương phải tự tin, không có chuyện cổ thiếu tự tin trước khi cổ biết Lĩnh Nam thật sự sẽ kết hôn với Mỹ Tiên.
Thêm nữa, Ba Hoài (Hữu Châu) và cô Sáu (Hoàng Trinh) át quá mạng. Hồi xem NXNX 34, cảm giác mắt chú Lộc lấp lánh sao trời thôi thì còn đỡ. Tới vở này cả Lĩnh Nam, Ba Hoài và cô Sáu đều @@, nhìn mê mải luôn. Đoạn Giáng Hương phía trước, Ba Hoài đi phía sau mà spotlight Ba Hoài là thấy thua tập 1. Đoạn Giáng Hương ôm Giáng Kiều mà chỉ thấy mắt bà quàng hậu của vua bọ cạp mắt lấp lánh trời sao là thua tập 2. Đoạn ánh sáng tập trung hết vô 3 người trước mà Ba Hoài vẫn hút mắt dù đứng trong tối thui khóc nghẹn là thua toàn tập.
Nói chung cái lấp lánh nhấp nháy này hơi tâm linh xàm xí (do mình) nhưng mình thực sự thấy được ==. Giờ nhớ lại vẫn thấy sướng rơn người vì coi được mấy khoảnh khắc ấy. Ngoài Thúy Ma Ma, quàng hậu và Mỹ Lệ Tuyền thì Mỹ Tiên của Vân Trang cũng rất ổn áp. Xuất hiện ít thôi nhưng đẹp de kêu =)). Biết cổ đẹp xưa giờ rồi nhưng lần này vẫn bất ngờ.
Mấy diễn viên còn lại ok. NS Hương Giang đóng Liễu Mỹ Huệ lố lố như Thoại Miêu hồi xưa, dễ thương lắm. Nhạc cũng hay. Nhớ đợt phỏng vấn nào đó lúc mới lập Thiên Đăng, NS Thành Lộc có nhắc đến Broadway, đúng là có cảm giác ấy lắm, từ sân khấu đến dàn dựng ❤ Hi vọng Thiên Đăng sẽ tiếp tục mấy vở thế này.
À, bữa trước thấy topic hỏi Lĩnh Nam yêu Giáng Hương hay Mỹ Tiên mình còn @@. Coi xong thì hiểu :))
“Tiên hứa là sẽ giúp tôi quên đi Giáng Hương và tôi đã theo Tiên”
Btw, dù không có đoạn đối thoại cuối nhưng cảnh hát kết vở đỉnh lắm lắm!
Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 12 dương lịch, người dân nước Mỹ lại nô nức trong không khí náo nhiệt và ấm cúng của ngày lễ Giáng sinh. Đây là ngày lễ có ý nghĩa quan trọng, được tổ chức hoành tráng ở Mỹ và các nước Châu Âu. Vậy ngày Giáng sinh ở Mỹ có nguồn gốc từ đâu, những hoạt động truyền thống nào sẽ diễn ra trong ngày Giáng sinh, người Mỹ trang hoàng và chuẩn bị ra sao cho ngày Giáng sinh hay kiều bào Việt Nam tại Mỹ sẽ hưởng ứng ngày này như thế nào,... Tất tần tật những thắc mắc đó sẽ được TSTtourist giải đáp ngay trong các thông tin dưới đây.
Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Ngày lễ này được coi là Tết chính của những người theo Kito giáo. Họ tin rằng Chúa vì tình yêu thương con người mà đến với trần gian, cứu mọi người ra khỏi những tội lỗi.
Nguồn gốc Giáng sinh ở Mỹ được cho là khởi nguồn từ nước Đức. Tuy các gia đình gốc Đức đã mang tập tục Giáng sinh này đến Mỹ từ trước đó, song đón lễ Giáng sinh cũng như tổ chức các hoạt động chào mừng ngày lễ chỉ chính thức được chấp nhận tại Mỹ sau những hoạt động hưởng ứng của giáo sư Havard George Ticknor.
Năm 1835, giáo sư Havard George Ticknor trực tiếp trải nghiệm và đề cao ảnh hưởng của dịp lễ này trong việc xây dựng văn hóa quốc gia cũng như tăng thêm gắn kết giữa mọi người. Đến năm 1843, ông mời một vài người bạn thân thiết đến dự lễ Giáng sinh bên cây thông Noel và tham gia hoạt động tặng quà tại nhà ông ở Boston. Sự ảnh hưởng xã hội của Ticknor đã góp phần bảo đảm những tập tục này lan rộng và được chấp nhận trong xã hội Mỹ.
Việc tuyên bố Giáng sinh là ngày lễ liên bang và trang trí cây thông Noel ở Nhà Trắng đánh dấu bước cuối cùng trong việc biến Giáng sinh trở thành một lễ truyền thống của Mỹ. Ngày 28/6/1870, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật quy định Giáng sinh, Năm mới, Quốc khánh và Lễ Tạ ơn là các ngày nghỉ lễ chính thức cho người lao động.
Không khí Giáng sinh trên đường phố Mỹ
Hàng năm, vào tháng 12 dương lịch, mọi nhà trên nước Mỹ đều náo nức, bận rộn trưng bày đèn đuốc và trang trí cây thông Noel. Hoa lá cành sáng rực cả những ngôi nhà, góc phố.
Ngoài ý nghĩa về tôn giáo, Noel còn là ngày của gia đình sum họp, cơ hội hiếm hoi trong năm để người người, nhà nhà quây quần, đoàn tụ, gặp gỡ giữa các thế hệ. Đây cũng là dịp để mọi người thể hiện tình cảm với nhau, dành tặng nhau những món quà ý nghĩa.