Giảng viên có bằng MBA thì mức lương là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internter)

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học hạng III trong cơ sở đại học công lập là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên hạng III trong cơ sở đại học công lập như sau:

- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Ngoài ra, Giảng viên đại học hạng III phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

- Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025

Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 02 lượt thi/năm, thời gian giữa hai lượt thi liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày. Khuyến nghị thí sinh lập tài khoản thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/ từ ngày 01.01.2025 đến trước ngày 07.02.2025. Hệ thống yêu cầu tài khoản đăng ký xác bằng số điện thoại của thí sinh (hoặc người thân) đăng ký theo số căn cước công dân.

Trường Đại học Kinh tế Quốc (NEU) dân được thành lập vào năm 1956. Đây là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao, tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng...

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Bên cạnh việc học tập thì trở thành giảng viên của NEU cũng là mong ước, mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ. Vậy để có thể đứng trên bục giảng của một trong những trường đào tạo kinh tế tốt nhất tại Việt Nam, bạn sẽ phải đạt được những điều kiện nào?

Theo thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2023 của trường Đại học Kinh tế quốc dân, tiêu chuẩn chung đối với giảng viên giảng dạy chuyên ngành (không bao gồm giảng viên ngoại ngữ, giáo dục thể chất) như sau:

- Có học vị Thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành/chuyên ngành của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.

- Bằng cấp tốt nghiệp Đại học phải đạt loại Giỏi trở lên và phù hợp với khối ngành của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển. Đối với giảng viên công nghệ thông tin, bằng tốt nghiệp Đại học phải đạt loại Khá trở lên (Trường hợp ứng viên có bằng đại học loại Khá phải có kinh nhiệm giảng dạy ít nhất 6 tháng và được đơn vị sử dụng lao động đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian làm việc).

- Tuổi không quá 35 đối với người có học vị Thạc sĩ, không quá 45 đối với người có học vị Tiến sĩ và không quá 50 đối với người có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2023 của trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh chứng chỉ IELTS quốc tế còn thời hạn theo quy định đạt điểm 6.5 hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ tin học văn phòng theo quy định hiện hành.

- Có năng lực sư phạm và khả năng nghiên cứu khoa học.

- Sức khoẻ không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp.

- Đáp ứng tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí tuyển dụng được nêu cụ thể trong thông báo tuyển dụng.

Trên đây là những điều kiện chung, đối với từng chuyên ngành giảng dạy sẽ có yêu cầu riêng. Vậy sau khi trở thành giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, bạn sẽ nhận được mức lương như nào?

Trong một lần trả lời phỏng vấn với báo Dân Việt, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: "Đối với giảng viên có trình độ Thạc sĩ bắt đầu vào trường đã được trả mức lương từ khoảng 14 - 15 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn một số khoản lương khác từ tiền giảng, công việc khác, giảng viên Tiến sĩ 20 triệu, trình độ PGS 25 triệu, đối với GS 30 triệu/tháng. Đó là chỉ tính riêng tiền lương, còn giờ dạy 90 - 100.000 đồng/giờ".

Thu nhập của giảng viên Kinh tế quốc dân rơi vào khoảng 30 - 40 triệu/tháng. Với những giảng viên dạy chương trình bằng tiếng nước ngoài sẽ cao hơn, phụ thuộc khá nhiều tuỳ từng người.

① Mô tả công việc- Giảng dạy tiếng Nhật cho Kỹ sư, thực tập sinh đang theo học tại trường- Lên nội dung, giáo án giảng dạy- Cuối tháng đánh giá kết quả học tập của học viên

③ Quyền lợi- Được làm việc trong môi trường trẻ, năng động, nhiệt huyết…- Có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực, nâng cao khả năng giao tiếp và mở mang nhiều kiến thức…- Có chính sách lương thưởng xứng đáng năng lực. Có cơ hội thăng tiến trong công việc và nhiều cơ hội phát triển bản thân.

④ Yêu cầu- Tốt nghiệp ĐH, CĐ ( ưu tiên các bạn tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Nhật)- Có chứng chỉ N2 hoặc N3 (có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm)- Yêu thích công việc giảng dạy- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sư phạm, ngôn ngữ…nếu không sẽ được đào tạo.

⑤ Hồ sơ- Đơn xin việc- Sơ yếu lý lịch- Sổ hộ khẩu (bản sao)- Chứng minh nhân dân (bản sao)- Bằng cấp (bản sao)

⑥ Thông tin liên hệ• Trung tâm đào tạo: Ms ThảoEmail: [email protected]Điện thoại: 028 6670 7700Địa chỉ: Lô E1, Xa Lộ Hà Nội, Trung Tâm Đào Tạo, Khu công nghệ cao Quận 9, Hồ Chí MinhWebsite: www.nhhk.com.vnFacebook: nhhk.com.vn• Công ty Nhật Huy Khang: Ms Giang - Phòng Hành chính Nhân sựEmail: [email protected]Điện thoại: (028) 35 101 999Địa chỉ: 102 - 102A Nguyễn Văn Đậu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TpHCMWebsite: www.nhhk.com.vnFacebook: nhhk.com.vn

Nhập email của bạn vào đây để nhận bản tin về các chương trình hội thảo, các thông tin, kinh nghiệm sống, văn hóa nhật bản từ Nhật Huy Khang.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học chính hạng II trong cơ sở đại học công lập là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên đại học chính hạng II trong cơ sở đại học công lập như sau:

- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Ngoài ra, giảng viên đại học chính hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như sau:

- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

- Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;

- Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;

- Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);

- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ;

Trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Ngày 4/3/2024, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ Khai giảng khóa thực tập sư phạm dành cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Nagoya, Nhật Bản.

Chương trình thực tập Sư phạm tiếng Nhật do Trường Đại học Ngoại ngữ Nagoya tổ chức và bắt đầu thực hiện từ năm 2010.

Tham dự buổi lễ, về phía Trường Đại học Ngoại ngữ có Phó Hiệu trưởng Hoa Ngọc Sơn, Trưởng khoa NN&VH Nhật Bản Đào Thị Nga My, Phó Trưởng khoa NN&VH Nhật Bản Trần Thị Minh Phương, Trưởng Bộ môn tiếng Nhật 2 Lê Thị Ngọc, Trưởng phòng HT&PT Lưu Mạnh Kiên, cùng thầy cô phụ trách và các sinh viên tình nguyện.

Về phía Trường Đại học Ngoại ngữ Nagoya có Trưởng Phân khoa quốc tế Nhật Bản, Khoa Giáo dục toàn cầu Hayatsu Emiko; Phụ trách đoàn thực tập Kondo Yukihito; và 05 thực tập sinh tham gia chương trình đợt này.

Mở đầu buổi lễ, Phó Hiệu trưởng Hoa Ngọc Sơn đã giới thiệu về lịch sử đào tạo tiếng Nhật của Nhà trường. Hiện nay, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những địa chỉ đào tạo ngành Sư phạm tiếng Nhật và Ngôn ngữ Nhật uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Đánh giá cao ý nghĩa của chương trình thực tập hợp tác với các trường đại học Nhật Bản, Phó Hiệu trưởng hy vọng rằng các thực tập sinh sẽ sử dụng thời gian hiệu quả tại ULIS để phát triển kỹ năng sư phạm, đồng thời vẫn tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, gắn kết tình bạn với những sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, Phó Hiệu trưởng chúc các sinh viên Nhật Bản sẽ tiếp tục nuôi dưỡng đam mê và gắn bó với nghề giáo lâu dài.

Tiếp theo, Trưởng khoa NN&VH Nhật Bản Đào Thị Nga My bày tỏ niềm vui khi được tiếp đón các bạn sinh viên thực tập đến từ Trường Đại học Ngoại ngữ Nagoya, Nhật Bản. Với kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành sư phạm là thế mạnh của Nhà trường, TS. Đào Thị Nga My tin tưởng rằng việc hợp tác thực tập lần này sẽ góp phần mở rộng cơ hội trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh sau này. Cô cũng chúc cho các bạn thực tập sinh sẽ thu nạp được nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm khác trong thời gian thực tập tại ULIS.

Trưởng Phân khoa quốc tế Nhật Bản, Khoa Giáo dục toàn cầu, Đại học Ngoại ngữ Nagoya Hayatsu Emiko đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Ngoại ngữ. Chương trình trao đổi thực tập sinh Nhật Bản ngắn hạn qua Việt Nam của Trường Đại học Ngoại ngữ Nagoya được duy trì tổ chức từ năm 2010 tới hiện nay đã chứng tỏ sự thành công và thu hút của chương trình. Bà hy vọng rằng với lần hợp tác này, các bạn thực tập sinh sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều trải nghiệm thực tế giá trị.

Phụ trách đoàn thực tập Nagoya Kondo Yukihito đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cơ hội làm việc lần này. Chia sẻ rằng đây là lần thứ ba qua Việt Nam, thầy cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa và con người tại Việt Nam nói chung, với thầy cô và sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ nói riêng. Thầy Kondo Yukihito cho biết bản thân cảm thấy hào hứng và được truyền năng lượng bởi sự tươi mới, vui vẻ trong các tiết học tại ULIS. Thầy cũng mong muốn rằng, trong tương lai hai trường có thể phát triển và mở rộng hơn về sự hợp tác hai chiều và đa dạng trong nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, giảng viên tiếng Nhật Vũ Ngọc Yến Nhi đã giới thiệu về Trường Đại học Ngoại ngữ, các ngành đào tạo chính và chương trình đào tạo ngôn ngữ. Tham gia thực tập thực địa, các bạn thực tập sinh sẽ được hướng dẫn soạn giáo trình dạy học và trực tiếp đứng lớp giảng dạy sinh viên Nhà trường.

Sinh viên Nguyễn Thị Minh Thu giới thiệu về Khoa và CLB tiếng Nhật tại trường

Các thực tập sinh giới thiệu bản thân

Các bạn sinh viên Nhà trường hỗ trực thực tập sinh từ Nhật Bản

Buổi lễ kết thúc với phần trao quà và chụp ảnh lưu niệm của hai bên.