Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam 2018
Từ ngày 15/3/2022, du lịch quốc tế của Việt Nam mở cửa hoàn toàn trở lại và trong tháng 4/2022, Việt Nam đã đón hơn 101.000 lượt khách quốc tế.
TP.HCM chú trọng chất lượng khách hơn số lượng
Sau Covid-19, ngành du lịch TP định hướng chú trọng về đóng góp của doanh thu, không quá chú trọng vào lượng khách, nhất là trong bối cảnh khách quốc tế chưa ổn định ở các thị trường khác nhau. Năm 2024, TP.HCM đặt mục tiêu đón khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế, 38 triệu lượt khách nội địa và tổng doanh thu khoảng 190.000 tỉ đồng, cao hơn cả mức doanh thu năm 2019. Để đạt mục tiêu, ngành du lịch TP định hướng tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào kinh tế đêm, xây dựng thêm nhiều tour du lịch về đêm hấp dẫn. Đồng thời, xây dựng các chương trình liên kết với các điểm du lịch khác trong cả nước, tạo điều kiện cho các DN xây dựng thêm các tour mới, đạt hiệu quả cả về chất lượng tour cũng như giúp giá thành tour giảm đi. Tiếp tục tổ chức các sự kiện du lịch kết hợp với lễ hội văn hóa - thể thao, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng trưởng du lịch tăng cao và ổn định...
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM
Năm 2024, ngành du lịch VN đặt mục tiêu đón từ 17 - 18 triệu khách du lịch quốc tế, phục hồi như trước đại dịch Covid-19, phục vụ 110 triệu khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 34 tỉ USD. Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch sẽ ưu tiên liên kết hợp tác với các cơ quan đối tác trong và ngoài nước, phát triển sản phẩm hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao, bao gồm sản phẩm du lịch mua sắm; thu hút dòng khách chất lượng, có khả năng chi trả cao...; phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế tiềm năng để thu hút khách trong và ngoài nước cũng như tăng tỷ lệ khách quay lại. Quan trọng là sản phẩm phù hợp giữ chân du khách.
Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Nguyễn Trùng Khánh
NGUỒN: TỔNG CỤC THỐNG KÊ - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Du lịch 2017, Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền sử dụng dịch vụ du lịch, yêu cầu thông tin chi tiết, và nhận hỗ trợ trong việc xuất nhập cảnh và lưu trú. Họ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, an toàn, và danh dự, cũng như có quyền khiếu nại và kiến nghị về các vấn đề liên quan đến du lịch. Điều 11 Luật Du lịch 2017 quy định:
"Điều 11. Quyền của khách du lịch
1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Quy định này đảm bảo rằng du khách có quyền sử dụng dịch vụ du lịch, yêu cầu thông tin chi tiết, và được hỗ trợ thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh và lưu trú. Bên cạnh đó, du khách được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, an toàn, và danh dự, đồng thời có quyền khiếu nại, kiến nghị và yêu cầu bồi thường khi cần thiết. Những quy định này không chỉ tạo sự minh bạch và công bằng mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của du khách.
Giữ du khách ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn
Bà Phan Thị Thúy Dung, đại diện Tập đoàn Sun Group, đánh giá tín hiệu khởi sắc lớn nhất là lượng khách quốc tế đã tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Tại Đà Nẵng, khu du lịch Bà Nà của Sun Group đón khoảng 84% khách quốc tế; khu nghỉ dưỡng New World ở Phú Quốc đón khoảng 85% khách Hàn và một số thị trường mới như Nga, Kazakhstan nhưng họ phải bay quá cảnh trước khi tới Phú Quốc.
Thực tế, nhiều khách quốc tế đến VN thời điểm này vẫn còn gặp rào cản về visa và đường hàng không. Do đó, để có thể tăng cường thu hút các thị trường khách quốc tế mới, bù đắp những thị trường truyền thống lớn đang bị hao hụt như Trung Quốc, Nga, phía Sun Group vẫn tha thiết kỳ vọng chính sách visa sẽ tiếp tục được cải thiện, nới lỏng hơn nữa.
"Trước mắt, chúng ta có thể cân nhắc đề xuất miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm) cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan… Đồng thời, cần nghiên cứu thí điểm cấp thị thực dài hạn (3 năm, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu với một số thị trường mục tiêu như Mỹ, Úc, Hàn Quốc…
Thu hút được khách đến thăm nhà rồi, điều quan trọng tiếp theo là phải tìm cách giữ chân du khách hoặc khiến du khách muốn quay trở lại. Cần có nhiều yếu tố để có thể làm được điều này, nhưng quan trọng là phải đầu tư cho những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa bản địa, bởi văn hóa vẫn là giá trị cốt lõi đem đến cảm xúc khác biệt tại mỗi điểm đến và sự phát triển du lịch bền vững", bà Thúy Dung đề xuất.
Chi tiêu của du khách cũng là một trong những vấn đề được các DN, địa phương đặc biệt chú trọng. Nhìn vào số liệu từ Tổng cục Thống kê có thể thấy, số lượng khách quốc tế đến VN trong quý 1 tăng tới 78,6% so với cùng kỳ 2023 nhưng doanh thu từ du lịch chỉ tăng 28,3%, cho thấy xu hướng "mở hầu bao" của du khách ngày càng giảm.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, thẳng thắn: VN đã nới rộng chính sách visa để khách vào nhiều hơn, được ở lâu hơn nhưng lại chưa chú trọng câu chuyện họ ở lâu hơn thì đi đâu, làm gì, làm sao để họ phải "mở hầu bao" và khi về vẫn muốn quay lại. Ngay từ vấn đề quy hoạch đã khá mơ hồ. Thái Lan xác định rõ họ muốn bao nhiêu khách ở thị trường nào, làm gì để đạt được mục tiêu đó. Họ muốn đón khách Trung Quốc thì mở visa, muốn khách chi tiêu nhiều thì nới thời gian chơi đêm. VN chưa làm được như vậy, trong khi nếu không làm rõ vấn đề quy hoạch cho từng thị trường, từng khu vực thì việc đầu tư sẽ rất dàn trải và tốn kém. Không có quy hoạch thì không thể làm kế hoạch được.
Chúng ta chưa có quy hoạch "vùng nan hoa", từ đó tạo kết nối, quy hoạch lại sản phẩm du lịch của các địa phương để hỗ trợ chứ không cạnh tranh nhau. Bộ sản phẩm du lịch hiện nay vẫn chỉ theo dạng "xương cá", khách đi dọc 1 tuyến từ Bắc đến Nam hoặc ngược lại là hết. Kết nối du lịch để tạo sản phẩm thì hạn chế nằm ở khâu liên kết không sâu và lỏng lẻo. Đó là chưa kể với các yếu tố hấp dẫn du khách đến, VN đều đang rất hạn chế. Ngoài ra, công tác quảng bá, truyền thông chưa được chú trọng. Hiện nay, gần như chỉ có DN hàng không, lữ hành tự bỏ tiền tổ chức quảng bá, tiếp cận và khởi động thị trường.
"Các chính sách cho du lịch thời gian qua chuyển động rất chậm, khiến nhiều cơ hội bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc. Đã xác định du lịch là ngành mũi nhọn thì phải có những chính sách đồng bộ, cần ưu đãi, đầu tư mạnh cho chính sách đối với ngành du lịch", ông Nguyễn Quốc Kỳ nêu vấn đề.