Sau vụ thao túng chứng khoán tại nhóm APEC, Công ty CP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS), Công ty CP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) và Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) đồng loạt thay đổi vị trí Chủ tịch.

Nhóm doanh nghiệp 'họ' Apec đồng loạt thay ghế Chủ tịch

VietTimes – APS, API và IDJ đồng loạt thông báo thay đổi nhân sự cấp cao sau khi lãnh đạo Apec Group Nguyễn Đỗ Lăng bị khởi tố về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".

CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (Mã CK: APS), CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Mã CK: API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã CK: IDJ) vừa ra phát đi thông báo về việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao.

Cụ thể, Hội đồng quản trị (HĐQT) APS và IDJ bầu ông Vũ Trọng Quân giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Phạm Duy Hưng. HĐQT APS bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Huy làm người phụ trách công bố thông tin, giao bà Lã Thị Quy phụ trách kế toán.

Trong khi đó, HĐQT API đã bầu ông Nguyễn Văn Ly làm Chủ tịch HĐQT thay cho bà Nguyễn Thị Thanh. Ông Ly cũng sẽ kiêm nhiệm vai trò người phụ trách công bố thông tin của API.

Trước đó, như VietTimes đã đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Tp Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phạm Duy Hưng, ông Nguyễn Đỗ Lăng và 3 cá nhân khác liên quan đến vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại xảy ra tại APS, API và IDJ.

Dù không trực tiếp nắm giữ 'trọng ghế' Chủ tịch ở các thành viên nổi bật của 'hệ sinh thái' Apec Group, ông Nguyễn Đỗ Lăng vẫn được thị trường xem như 'linh hồn', 'nhà lãnh đạo' của nhóm doanh nghiệp này.

Nhiều nhà đầu tư từng ấn tượng mạnh mẽ với ông Nguyễn Đỗ Lăng sau màn hô hào cổ đông APS - nơi vị doanh nhân sinh năm 1974 đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc - 'gồng lãi' tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào chiều ngày 16/11/2021. Tuy nhiên, sau đó không lâu, APS và các cổ phiếu 'họ' APEC rơi sâu, theo đà giảm chung của thị trường.

Tính đến hết phiên sáng 30/6, các cổ phiếu APS, API và IDJ đều giảm kịch biên độ với hàng chục triệu cổ phiếu dư bán giá sàn./.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng, người vừa bị khởi tố, tạm giam về tội thao túng thị trường chứng khoán là nhân vật đứng sau Tập đoàn Apec.

Apec Group là một tập đoàn đa ngành nghề, hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư tài chính, phát triển bất động sản, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khai thác vận hành dịch vụ khách sạn, kinh doanh nội thất, xử lý các vấn đề về môi trường, cung cấp dịch vụ viễn thông…

Apec Group có các công ty con, công ty thành viên quản lý các mảng kinh doanh khác nhau. Trong số đó có 3 doanh nghiệp có cổ phiếu đang giao dịch trên sàn chứng khoán là CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) – công ty liên kết.

Ngoài ra các công ty hoạt động trong mảng viễn thông CTCP Viễn thông Apec (Apectelecom), mảng khách sạn nghỉ dưỡng Mandala Hotel & Spa, mảng nội thất CTCP Dream Works Việt Nam.

Bất động sản là ngành chủ lực của Apec hiện nay. Tập đoàn này sở hữu hàng loạt dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng trải dài từ miền Bắc xuống khu vực Nam Trung Bộ.

Tại Bình Thuận, dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né có tổng diện tích 4,5ha. Quy mô dự án gồm 4 tòa cao 29 tầng, tổng 2.912 căn shophouse và condotel.

Tại Ninh Thuận, Dự án Apec Dubai có diện tích 2,2ha với các sản phẩm gồm condotel, căn hộ chung cư, văn phòng, tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Tại Yên Bái, Apec Golden Valley Mường Lò tại Phường Pú Trạng có diện tích 16ha, bao gồm 4 phân khu, 359 căn thấp tầng.

Tại Hoà Bình, Dự án Apec Mandala Retreats Kim Bôi có diện tích hơn 5,68ha, tổng mức vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng.

Tại Thừa Thiên Huế, dự án Apec Mandala Wyndham Huế có quy mô 7.899m2, gồm 2 toà nhà cao 25 tầng, với tổng số 1.276 căn hộ. Tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Một dự án khác tại Huế là Apec Royal Park Huế có tổng diện tích 34,7 ha, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư phát triển gần 1.000 sản phẩm nhà phố đa năng và 2 t‌òa chung cư với khoảng 3.000 căn hộ; 4 khu tổ hợp dịch vụ; 2 t‌òa trung tâm thương mại.

Tại Bắc Giang, Apec Group đầu tư dự án Apec Aqua Park Bắc Giang với quy mô 4.546m2, gồm căn hộ chung cư, căn hộ khách sạn, shop thương mại, tổng mức đầu tư 1.600 tỷ, mật độ xây dựng 38,8%.

Dự án Royal Park Bắc Ninh nằm tại phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh do Công ty TNHH Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương Bắc Ninh (trực thuộc Apec Group) làm chủ đầu tư.

Tại Hải Dương, dự án Apec Mandala Wyndham Hải Dương tại ngã tư Lê Thanh Nghị, Yết Kiêu. Diện tích 1.540m2, quy mô 15 tầng trung tâm thương mại, condotel và officetel.

Tại Lạng Sơn, dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn được xây dựng trên khu đất có quy mô 55.432m2. Tổng giá trị đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Tại Phú Yên, dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên có quy mô 10.872m2. Trong đó, có 1.089 căn hộ khách sạn và 72 shophouse.

Cũng tại Phú Yên, dự án Apec Mandala Grand Phú Yên có tổng diện tích 4.514 m2. Quy mô dự án gồm 1.209 căn, trong đó 24 tầng căn hộ và 2 tầng thương mại,...

Ngoài ra, Apec Group cũng đang chuẩn bị triển khai các dự án Apec Mandala Wyndham Thái Nguyên, Apec Cao bằng, Apec Sầm Sơn Thanh Hoá.

Tham vọng xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội 5 sao

Cuối năm 2021, Apec Group gây chú ý khi công bố quyết định thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam với tổng vốn điều lệ ban đầu khoảng 10.000 tỷ đồng. Mục tiêu để xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội 5 sao, cung cấp nhà ở cho 40 triệu dân trong giai đoạn 2021 - 2030.

Khi ấy, lãnh đạo Apec tiết lộ, gọi tên thương hiệu là Happy City - Đô thị hạnh phúc. Sản phẩm là các khu đô thị nhà ở xã hội đẳng cấp 5 sao đáp ứng 5 tiêu chí về chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp, sinh thái, quản lý vận hành thông minh và đầu đủ tiện ích đa dạng.

Quy mô đầu tư trọng tâm tại Hà Nội và TP.HCM với mỗi khu đô thị từ 100 - 300ha, các tỉnh thành phố khác từ 50 - 100ha.

Giá bán dự kiến tại Hà Nội và TP.HCM là 12 - 18 triệu đồng/m2, các tỉnh thành khác giá bán 8 - 14 triệu đồng/m2. Các căn hộ dự kiến có diện tích từ 25 - 75m2, sẽ có từ 1 đến 3 phòng ngủ, tùy diện tích.

Mục tiêu phát triển 10 triệu căn nhà ở xã hội 5 sao được Apec chia làm 2 giai đoạn; trong đó, từ năm 2021 - 2025 hoàn thành 4 triệu căn hộ và 6 triệu căn hộ còn lại sẽ hoàn thành từ năm 2026 – 2030.

Với quỹ đất đang được các địa phương giao phát triển nhà ở, khu công nghiệp, Tập đoàn Apec cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi 60 - 100ha tại Cần Thơ, 50ha tại Khu công nghiệp Điềm Thụy B (Thái Nguyên), 200ha tại Hải Phòng để xây dựng các khu nhà ở xã hội.

Tại Hà Nội, Tập đoàn Apec cũng đang được thành phố giao nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 5 khu đô thị nhà ở xã hội, với tổng diện tích khoảng 304ha, tại các khu vực Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín, Thanh Trì,...

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đã có văn bản trả lời doanh nghiệp. Về nguyên tắc, Bộ xây dựng ủng hộ doanh nghiệp làm nhà ở xã hội nhưng phải nêu rõ phát triển dự án nào, tiến độ ra sao và huy động tiền từ đâu để làm, không nói chung chung.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để biến mục tiêu này thành hiện thực cần sửa đổi nhiều chính sách nhà ở xã hội liên quan đến đất đai, tín dụng cũng như nhiều thủ tục khác.

Trên thực tế, đây là một mục tiêu khá tham vọng, bởi trong chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chính phủ chỉ đặt mục tiêu xây dựng khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội nhưng khả năng khó đạt được

Ngoài ra, trước lùm xùm Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán tại các công ty thuộc Tập đoàn Apec sẽ khiến tham vọng xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội của Tập đoàn này khó chồng khó.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng vừa bị khởi tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán là một mắt xích trong hệ sinh thái lớn APEC Group.

APEC Group được biết đến là một tập đoàn đa ngành sở hữu hàng loạt dự án bất động sản hạng sang quy mô hàng nghìn tỷ đồng, cùng với đó là các công ty chứng khoán, nội thất, môi trường...

Cả 3 doanh nghiệp CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) đều là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và nằm trong hệ sinh thái APEC Group của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng. Trong đó, APS và API là công ty thành viên, trong khi IDJ là công ty liên kết.

Tại Chứng khoán APS, ông Nguyễn Đỗ Lăng nắm giữ 14,3% cổ phần doanh nghiệp này, trong khi APEC Group nắm 4,6%.

Tại Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API), ông Nguyễn Đỗ Lăng nắm giữ 16,34% cổ phần, Chứng khoán APS nắm 13,1%.

Tại IDJ, APEC Group nắm 9,9%, Chứng khoán APS nắm 9,47%, APEC Holding nắm 2,83%; Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương nắm 1,43% và ông Nguyễn Đỗ Lăng nắm 1,3%. Chủ tịch APS Phạm Duy Hưng nắm 0,92% cổ phần IDJ.

Bà Huỳnh Thị Mai Dung (1975) là vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng bị khởi tố cùng chồng. Bà Dung sở hữu 2,02% cổ phần APS, hơn 8% cổ phần API...

Bên cạnh đó, em ruột, con gái và bố đẻ ông Lăng cũng nắm giữ một số cổ phiếu thuộc nhóm APEC.

APEC Group có 2 mảng chính là đầu tư tài chính và phát triển bất động sản.

Về mảng bất động sản, APEC Group là chủ đầu tư một số dự án, còn lại được phân bổ cho các công ty thành viên là APEC Investment (API) và IDJ Investment (IDJ).

Theo báo cáo của API, tới cuối quý I/2023, doanh nghiệp này có chi phí sản xuất kinh doanh dang dở ở nhiều dự án bất động sản như: Royal Park Huế (291 tỷ đồng), Khu công nghiệp Đa Hội (114 tỷ đồng), dự án Aqua Park Bắc Giang (71 tỷ đồng), Golden Palace Lạng Sơn (88 tỷ đồng), dự án Dubai Ninh Thuận (46 tỷ đồng), Mandala Phú Yên (240 tỷ đồng)…

Tại Chứng khoán APEC ông Nguyễn Đỗ Lăng là nhà sáng lập và là Tổng Giám đốc điều hành. APS là một công ty chứng khoán có quy mô nhỏ, với vốn điều lệ 390 tỷ đồng trong cả thập kỷ qua và chỉ tăng mạnh lên 830 tỷ đồng trong năm 2021 khi thị trường chứng khoán bùng nổ.

Năm 2021 cũng là khoảng thời gian mà các công ty thuộc “nhóm APEC” khác là IDJ và API tăng mạnh vốn thêm 2-5 lần lên tương ứng 1.734 tỷ đồng và 840 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp liên quan tới nhóm này và có mặt trong báo cáo tài chính của API gồm: Dream Works Việt Nam, APEC Land Huế, Quản lý vận hành Bất động sản Mandala, Quản lý Khách sạn và dịch vụ Mandala, Lagoon Lăng Cô, Quốc tế Dubai, APEC Quảng Trị…

Ông chủ APEC Nguyễn Đỗ Lăng cũng từng có tham vọng xây 10 triệu căn hộ “nhà ở xã hội 5 sao” với giá chỉ 10 triệu đồng/m2 trong giai đoạn 2021 - 2030.

Gần đây, Thanh tra Chính phủ có kết luận về việc giao đất quốc phòng cho CTCP Đầu tư BG Group nay là CTCP Tập đoàn APEC Group làm nhà ở thương mại tại Yên Bái giai đoạn 2010-2020 là không phù hợp.

Sau thông tin khởi tố vụ án thao túng chứng khoán, hàng chục triệu cổ phần nhóm APEC bị bán sàn. Kết thúc phiên 28/6, cả 3 mã APS, API và IDJ đều giảm hết biên độ (10%) phiên thứ 3 liên tiếp với dư bán lớn.

Lên tiếng về sự việc, cả 3 công ty đều khẳng định công ty không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên. Đồng thời cho biết sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông cũng như các đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty.

Trước đó, nhóm cổ phiếu “họ APEC” nhiều thời điểm gây bão. Cổ phiếu API có lúc lên gần 60.000 đồng/cp (hồi tháng 11/2021), cao gấp 6 lần trước đó khoảng 3 tháng. Tại đại hội cổ đông khi đó, đại diện API từng chia sẻ mức định giá 200.000 đồng/cổ phiếu cho mã API trong dài hạn không phải là đắt.

Tuy nhiên, cổ phiếu API sau đó giảm mạnh và tính tới 28/6 còn 9.300 đồng/cp.

Cổ phiếu APS của Chứng khoán APEC cũng có những biến động bất thường, từng tăng từ mức 5.000 đồng/cp lên 60.000 đồng/cp hồi tháng 11/2021. Khi đó cổ phiếu APS vẫn được cho là rẻ, và có thể tăng thêm vài lần nữa. Cũng như API, cổ phiếu APS sau đó giảm mạnh và hiện còn 10.600 đồng/cp.

Cổ phiếu IDJ cũng tăng gấp nhiều lần trong năm 2021 và cho đến nay cũng đã bốc hơi khoảng 70%, còn 9.800 đồng/cp.

Ngày 28/6, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội

, trong đó có ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng Giám đốc CTCP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS) và Phạm Duy Hưng, Chủ tịch APS.

Đây là những nhân vật liên quan tới vụ án hình sự xảy ra tại 3 doanh nghiệp: CTCP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API) và CTCP đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ), thường được biết đến là “họ APEC”, liên quan tới hệ sinh thái APEC Group.

Nhóm Apec bị vùi dập sau “hung tin”

Nhóm cổ phiếu Apec có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp, trong bối cảnh vợ chồng ông Nguyễn Đỗ Lăng bị bắt. Trên thị trường chứng khoán, CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (mã APS), CTCP Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) được biết đến là các cổ phiếu thuộc nhóm Apec (Apec Group). 3 cổ phiếu này đang niêm yết trên sàn Hà Nội (HNX). Hàng chục triệu cổ phiếu nhóm Apec dư bán sàn. APS hiện giao dịch ở mức 10.600 đồng/cổ phiếu. API 9.300 đồng/cổ phiếu và IDJ 9.800 đồng/cổ phiếu.

Nhóm Apec tiếp tục đón “hung tin”, khi hôm nay, Công an TP Hà Nội thông tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015. Vợ chồng Tổng giám đốc APS Nguyễn Đỗ Lăng và 3 người khác trong vụ thao túng chứng khoán bị bắt tạm giam.

3 bị can còn lại là Phạm Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị ; Nguyễn Thị Thanh - Kế toán trưởng ; Phạm Thị Đức Việt - Phó phòng dịch vụ khách hàng Công ty CP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

Trước đó, doanh nghiệp nhóm Apec đã công bố thông tin liên quan đến vụ khởi tố thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm này. Cả 3 doanh nghiệp đều có cách giải trình giống nhau, khẳng định mình không phải chủ thể có liên quan hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc này.

Ban lãnh đạo của công ty đã họp và nhanh chóng đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định trong tình hình mới, theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.

"Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông. Vì những lý do trên, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành, đặc biệt là sự chia sẻ đến từ quý khách hàng và đối tác với 3 công ty trong thời gian tới" - cả 3 công ty cùng nhấn mạnh.

Ngày 23/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội về quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (mã APS), CTCP Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc.

Trở lại với diễn biến thị trường ngày 28/6, VN-Index đóng cửa trong sắc xanh. Kết thúc phiên giao dịch VN-Index tăng 4,02 điểm (+0,35%) lên 1.138,35 điểm. HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,25%) về 230,25 điểm. UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,39%) lên 85,99 điểm.

Sự trở lại của cổ phiếu nhóm ngân hàng, và lực kéo từ HPG đã tiếp sức giúp VN-Index xác lập phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp. BID, VCB, HPG, CTG, MBB, TCB là những mã giao dịch tích cực nhất.  MBB đóng cửa tăng 3% lên mức 20.700 đồng/cổ phiếu, với thanh khoản cao nhất ngành, đạt hơn 20,85 triệu đơn vị khớp lệnh.

HPG trở thành trụ cột cho thị trường, khi tăng 3% lên mức giá 26.600 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá cao nhất của cổ phiếu này trong hơn 1 năm qua (theo giá cổ phiếu đã điều chỉnh). Đồng thời, thanh khoản cũng sôi động, đạt hơn 30,31 triệu đơn vị khớp lệnh, đứng thứ 2 toàn thị trường. Mã giao dịch sôi động nhất là NVL, hanh khoản vượt trội trên thị trường với gần 70,8 triệu đơn vị khớp lệnh. NVL đóng cửa tăng 4% lên mức 15.600 đồng/cổ phiếu.

NVL giao dịch tích cực trong bối cảnh khó khăn tại các đại dự án của doanh nghiệp đang tích cực được tháo gỡ. Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã chuyển Bộ Xây dựng - Thường trực tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản, xem xét, giải quyết kiến nghị của tỉnh Bình Thuận liên quan đến vướng mắc tại dự án Tổ hợp khu du lịch Thung Lũng Đại Dương (tên thương mại NovaWorld Phan Thiết) tại TP Phan Thiết.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo các vướng mắc liên quan đến dự án. Dự án NovaWorld Phan Thiết có diện tích 963ha, vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD do Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận - công ty con của Tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư. Theo báo cáo, dự án có 5 vướng mắc. Tỉnh Bình Thuận đề xuất cụ thể hướng giải quyết các vấn đề cần tháo gỡ.