Nguyên Nhân Gạo Tăng Giá
Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, trong tháng 7/2023, Việt Nam đã xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 7 tháng qua, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.
nguyên nhân khiến giá gạo tăng
Hiện nay giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã tiến sát ngưỡng 620 USD/tấn, nhưng DN vẫn gặp khó trong thu mua lúa đáp ứng đơn hàng. Theo nhận xét của TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, giá gạo đang tăng mạnh ẩn chứa 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất là xung đột địa chính trị làm cho nguồn cung lương thực và các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất lương thực bị hạn chế, gián đoạn. Thứ hai là thời tiết cực đoan, với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino, nguy cơ giảm sản lượng lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng là hiện hữu, vậy nên các quốc gia đang lo lắng cho nguồn cung phục vụ nhu cầu nội địa. Thứ ba là trong nỗi lo đó, một nhóm ít nước ngừng xuất khẩu như Ấn Độ, UAE,… khiến áp lực nguồn cung lại càng lớn, nên tình hình giá gạo những ngày tới sẽ rất khó dự báo.
Trong khi đó, gạo là mặt hàng chiến lược liên quan đến đời sống cơ bản của người dân, gắn với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và nền kinh tế. Trên thế giới, số lượng quốc gia có thể sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu của chính mình và còn xuất khẩu được không nhiều, trong đó có Việt Nam.
Các quốc gia như Việt Nam không chỉ có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực của đời sống người dân, mà còn giữ vai trò, trọng trách lớn đối với thị trường gạo toàn cầu. Trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung như hiện tại, cả thế giới đang dõi theo từng hành vi, động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn trong đó có Việt Nam.
Theo TS. Võ Trí Thành, cần nhìn nhận thực trạng không còn chỉ là vấn đề được mùa được giá của người nông dân, vấn đề kinh doanh có lãi của thương lái, của DN hay điều hành đảm bảo an ninh lương thực của cơ quan quản lý nhà nước. Câu chuyện về gạo lớn hơn là một lĩnh vực kinh doanh đơn thuần hay thậm chí còn lớn hơn việc đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia.
“Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế, khi Việt Nam là một trong những nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới, góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định và phát triển bền vững của rất nhiều quốc gia”, TS.Võ Trí Thành phân tích.
Để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả, ngày 15/8/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước.
Tại Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
Đánh giá về động thái này, TS.Võ Trí Thành cho đây là phản ứng chính sách nhanh nhạy trong điều hành. Việc theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, các kho để kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng lúc này là hết sức cần thiết.
“Bộ Công Thương đang nỗ lực hài hòa lợi ích các bên, một mặt đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước mọi tình huống, ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô. Mặt khác vẫn tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, cân bằng lợi ích kinh doanh giữa các thành phần tham gia thị trường gắn với giữ chất lượng sản phẩm, đảm bảo thương hiệu gạo Việt”, TS.Võ Trí Thành nhận xét.
Thời gian tới, để đảm bảo an ninh lương thực theo TS. Võ Trí Thành cần duy trì được nguồn cung cũng như khả năng tiếp cận của người dân, dự trữ ổn định. Trong đó nguồn cung cần được tính toán kĩ lưỡng, vượt trên ngưỡng thông thường có xét đến bối cảnh khó đoán định. Người dân phải luôn mua được gạo với giá bình ổn, tránh để giá tăng cao theo xu hướng chung của thế giới, ảnh hưởng đến lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với các DN, vấn đề của thị trường gạo hiện nay là vấn đề thời điểm đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như thời điểm thu mua từ người nông dân. Quá trình này sẽ có độ vênh về giá, bởi giá gạo thay đổi từng ngày nên bên nào cũng muốn hưởng lợi lớn nhất trong kinh doanh.
“Để giải quyết bài toán đảm bảo hợp đồng của các DN đang đối diện, cần tăng cường tính linh hoạt trong việc kí kết các hợp đồng, tránh để xảy ra tranh chấp, đánh mất uy tín trên thị trường. Người nông dân, thương lái, DN xuất khẩu cần có chiến lược dài hơi, đảm bảo thực hiện hợp đồng để giữ được thị trường trong tương lai thông qua nắm chắc mối liên kết dài hạn với các đối tác”, TS. Võ Trí Thành khuyến nghị.
Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu hiện đã vượt mức 30.000 đồng/kg. Doanh nghiệp khó thu mua hàng, trong khi các ao nuôi lượng bán cũng không nhiều.
Hiện giá cá tra nguyên liệu tại các vựa nuôi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ... đang tăng mạnh từ 28.000 đồng/kg lên 31.000 - 32.000 đồng/kg.
Theo các hộ nuôi cá tại tỉnh An Giang, cả tuần nay, giá cá tra tăng mạnh, đặc biệt, doanh nghiệp xuống tận ao đặt tiền cọc trước để giữ mối giúp cho nông dân rất phấn khởi. Hiện giá thành nuôi cá tra hiện nay đã lên mức 29.000 - 30.000 đồng/kg, với mức giá cá tăng lên 31.500 - 32.000 đồng/kg, người nuôi cá tra đã bắt đầu có lời.
Giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh
Nguyên nhân khiến giá cá tra tăng cao là do từ đầu năm 2023, Trung Quốc đã nới lỏng việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giao thương với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Giao thương giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc được thuận lợi. Thị trường đẩy mạnh thu mua cá tra với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Trong khi đó, thời gian trước đó, giá thức ăn cho cá tăng cao liên tục, giá bán dưới điểm hòa vốn khiến nhiều người đã thu hẹp quy mô nuôi cá.
Một số ý kiến cho rằng, giá cá tra thương phẩm hiện ở mức tăng cao so với hơn 2 năm qua. Với giá này, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ nông dân vui mừng chưa được 10% vì thời điểm này không mấy người có cá để bán, do thời gian qua phải treo ao hoặc “ngâm cá” do tình trạng thua lỗ kéo dài. Như tại An Giang, hiện toàn tỉnh có 1.628 ha mặt nước nuôi cá tra.
“Giá cá tra tăng ai cũng phấn khởi. Tuy nhiên, giá thành sản xuất cá tra thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg nên bán ra phải trên giá này hoặc giá thức ăn phải giảm xuống thì người nuôi cá mới mong có lợi nhuận”, hộ nuôi cá tra cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, giá lên xuống là do quy luật của thị trường. Và với mức giá cá trên 30.000 đồng/kg vẫn chưa xứng đáng với người nuôi cá tra.
Một trong những nguyên nhân khiến giá cá tra tăng lên trong mấy ngày gần đây là do thời điểm này đang là nghịch mùa. “Lượng cá thương phẩm ít hơn do lượng cá giống ít, chưa đúng mùa vụ nên sản lượng cá tra có giảm chứ không phải mất mùa”, ông Dương Nghĩa Quốc thông tin.
Giá cá tra đang trên đà tăng mạnh. Một số dự báo được đưa ra đó là, đến cuối tháng 2/2023, giá cá sẽ ở mức 33.000 đồng/kg, bước sang tháng 4/2023, giá có thể tăng đến 35.000 - 36.000 đồng/kg.
Ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng, giá cá tra tăng trở lại, việc đưa vào thả nuôi và cho thu hoạch cá tra cũng rất nhanh, chỉ khoảng 6 – 8 tháng. Do đó, không lo thiếu hụt nguồn cung cá tra trong thời gian tới.
Mới đây, 23 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và công bố đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Như vậy, đến nay, hệ thống CIFER của Tổng cục Hải quan Trung Quốc có hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam được công bố đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. Khi Trung Quốc mở cửa, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ bùng nổ trong khi nguồn nguyên liệu nội địa của nước này khó đáp ứng kịp.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, bà Lê Hằng nhận định, cá tra sẽ có lợi hơn tôm do doanh nghiệp có sẵn quan hệ thương mại với các đối tác Trung Quốc, cá tra Việt Nam có thể lấp đầy khoảng trống cá thịt trắng từ Nga trong bối cảnh xung đột chính trị vẫn chưa đến hồi kết.
Mặt khác, thời gian gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tiêu thụ cá tra và các loại cá nước ngọt khác nhiều hơn cá rô phi, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
Bên cạnh những nhận định tích cực từ thị trường này thì việc Trung Quốc áp dụng Lệnh 248 và 249 với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến nay vẫn là điểm còn nhiều cản trở. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thủ tục đăng ký và chờ phê duyệt cấp mã số của Hải quan Trung Quốc rất lâu, mất rất nhiều thời gian chờ đợi, làm ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn cơ quan chức năng hai nước phối hợp, hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình này. Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Quốc.
Giá đường mía tăng vọt khiến thợ làm bánh người Nigeria Ishaq Abdulraheem còn ít sự lựa chọn. Tăng giá bánh mì đồng nghĩa với sụt doanh số bán hàng, vì vậy anh Abdulraheem quyết định giảm một nửa sản phẩm ra lò.
Đối với rất nhiều thợ làm bánh khác đang vật lộn để tồn tại khi chịu chi phí nhiên liệu và bột mì cao hơn, giá đường mía là “giọt nước tràn ly” khiến họ phải đóng cửa vĩnh viễn. Cần có đường để làm bánh mì, mặt hàng thiết yếu đối với 210 triệu người dân Nigeria. Đối với nhiều người đang vật lộn để có đủ thức ăn trên bàn, nó cung cấp một nguồn calo hợp túi tiền. Giá đường đã tăng 55% trong hai tháng. Anh Abdulraheem nói: “Tình hình rất nghiêm trọng”.
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung toàn cầu giảm sau khi khô hạn bất thường do El Nino gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ở Ấn Độ và Thái Lan vốn lần lượt là nước xuất khẩu đường lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
El Nino là hiện tượng tự nhiên có thể gây ra các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ hạn hán đến lũ lụt. Các nhà khoa học tin rằng biến đổi khí hậu đang làm El Nino mạnh hơn. Ấn Độ đã trải qua tháng 8 khô hạn nhất trong hơn một thế kỷ và tại bang Maharashtra, nơi chiếm hơn 1/3 sản lượng mía của nước này, cây mía bị còi cọc trong giai đoạn phát triển quan trọng. Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, sản lượng đường của nước này có thể giảm 8% trong năm nay. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng là nước tiêu thụ đường lớn nhất và hiện đang hạn chế xuất khẩu đường.
Ông Naradhip Anantasuk, lãnh đạo Hiệp hội những người trồng mía Thái Lan cho biết ảnh hưởng của El Nino vào đầu mùa trồng trọt đã làm thay đổi không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng vụ thu hoạch mía tại quốc gia Đông Nam Á này. Ông Anantasuk dự đoán chỉ có 76 triệu tấn mía được chế biến trong vụ thu hoạch năm 2024, so với 93 triệu tấn năm nay. Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán sản lượng đường ở Thái Lan sẽ giảm 15% trong tháng 10.
Nhà phân tích Kelly Goughary tại công ty dữ liệu nông nghiệp Gro Intelligence (Mỹ) đánh giá trong thời gian tới, vụ thu hoạch của Brazil được dự báo sẽ tăng 20% so với năm ngoái. Nhưng vì quốc gia này nằm ở Nam bán cầu nên nguồn cung toàn cầu sẽ phải chờ đến tháng 3 mới tăng được.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin đây là đòn giáng mới nhất đối với các quốc gia đang phát triển vốn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các mặt hàng chủ lực như gạo.
Nhà nghiên cứu thị trường toàn cầu Fabio Palmeri tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) dự đoán sản lượng đường mía toàn cầu sẽ giảm 2% trong niên vụ 2023-24 so với năm trước, dẫn đến thiệt hại khoảng 3,5 triệu tấn.
Bên cạnh đó, đường được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol, do đó trữ lượng đường toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009. Brazil là nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, nhưng vụ thu hoạch đường của nước này sẽ chỉ giúp lấp khoảng trống vào cuối năm 2024. Cho đến lúc đó, những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu - giống như hầu hết các nước ở châu Phi cận Sahara - vẫn dễ bị tổn thương.
Một ví dụ là Nigeria nhập khẩu 98% lượng đường thô từ các nước khác. Vào năm 2021, nước này đã cấm nhập khẩu đường tinh luyện và công bố một dự án trị giá 73 triệu USD để mở rộng cơ sở hạ tầng ngành đường. Nhưng đó là những chiến lược dài hạn. Những thương nhân ở thủ đô Abuja như Abba Usman hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Túi đường nặng 50 kg mà Usman mua cách đây một tuần với giá 66 USD giờ có giá 81 USD. Khi giá tăng, khách hàng của anh ngày càng ít đi.
Ông Palmeri tại FAO nhận định vài tháng tới là đáng lo ngại nhất. Ông cho biết, tình trạng gia tăng dân số và mức tiêu thụ đường theo chiều hướng đi lên sẽ gây căng thẳng thêm cho dự trữ đường.
Nhà kinh tế học El Mamoun Amrouk của FAO phân tích rằng đối với một số quốc gia, việc nhập khẩu đường đắt hơn sẽ tiêu tốn lượng ngoại tệ dự trữ như USD và euro vốn cần thiết để thanh toán cho dầu và các mặt hàng quan trọng khác. Trong đó có Kenya. Từng tự túc về đường, giờ đây nước này nhập khẩu 200.000 tấn mỗi năm từ khối thương mại khu vực. Vào năm 2021, chính phủ Kenya hạn chế nhập khẩu đường để bảo vệ nông dân địa phương khỏi cạnh tranh từ nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Kenya buộc phải thay đổi quyết định này do sản lượng thu hoạch giảm và quản lý yếu kém.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa thường tại ruộng tuần qua cao nhất là 8.050 đồng/kg, giá bình quân là 7.814 đồng/kg, tăng 332 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho tăng trung bình 250 đồng/kg, ở mức 9.367 đồng/kg; giá cao nhất là 9.850 đồng/kg.
Giá các mặt hàng gạo cũng có sự điều chỉnh tăng. Theo đó, gạo 5% tấm có giá cao nhất 14.250 đồng/kg, giá bình quân 14.064 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 14.050 đồng/kg, giá bình quân 13.783 đồng/kg, tăng 133 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 13.850 đồng/kg, giá bình quân 13.467 đồng/kg, tăng 167 đồng/kg.
Giá gạo xát trắng loại 1 tăng mạnh nhất với 470 đồng/kg, giá trung bình là 14.710 đồng/kg. Riêng gạo lứt loại 1 tăng 438 đồng/kg, trung bình là 12.496 đồng/kg.
Tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều loại lúa tăng khá mạnh so với tuần trước trung bình từ 700 - 900 đồng/kg như: Đài thơm 8 có giá từ 8.400 - 8.500 đồng/kg, OM 5451 từ 8.000 - 8.200 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg, IR 50404 từ 7.800 - 8.000 đồng/kg, OM 18 từ 8.500 - 8.700 đồng/kg…
Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 20.00 đồng/kg…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu tháng Tám, các địa phương Nam Bộ đã gieo cấy lúa Hè Thu đạt 1.548.432 ha tăng 0,5 % so với kế hoạch. Hiện các tỉnh thành đã thu hoạch 761.468 ha (chiếm 49,2%).
Hiện nhiều tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy nhanh gieo sạ lúa Thu Đông để né lũ. Tại tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Thu Đông 2024 hiện đã xuống giống 89.804 ha/120.000 ha, đạt 74,8% so với kế hoạch, tập trung đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Thu Đông né lũ. Đa số diện tích lúa Thu Đông trồng các loại giống lúa có chất lượng cao và cho năng suất cao như: Đài thơm 8, OM 18, OM 5451, OM 4900, Nàng hoa 9. Tỷ lệ nhóm giống lúa chất lượng cao đạt trên 70%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu tháng 8, lúa Thu Đông đã gieo sạ 367.336 ha, tương đương 50,5 % so với kế hoạch.
Cùng với giá lúa gạo trong nước, giá gạo đang có dấu hiệu mạnh lên. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 570 USD/tấn, tăng so với mức 565 USD/tấn tuần trước. Các thương nhân Việt Nam cho biết nguồn cung trong nước thấp cùng với việc tăng cường giao hàng cho các thị trường chính như Indonesia và châu Phi đã thúc đẩy giá. Nhu cầu tăng cũng dẫn đến những số liệu xuất khẩu ấn tượng, với xuất khẩu gạo trong tháng 7/2024 của Việt Nam tăng 46,3% so với tháng trước đó, đạt 751.093 tấn.
Thái Lan cũng ghi nhận giá gạo tăng nhẹ. Gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 567 USD/tấn so với mức 565 USD/tấn trong tuần trước. Tuy nhiên, thị trường vẫn tương đối yên ắng.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tiếp tục giảm do nhu cầu yếu và dự báo khả quan về sản lượng của vụ mùa mới. Diện tích trồng lúa ở Ấn Độ mở rộng, báo hiệu sản lượng gạo có thể tăng trong thời gian tới.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ hiện ở mức từ 536 - 540 USD/tấn, giảm so với mức từ 539 - 545 USD/tấn tuần trước. Các nhà giao dịch cho biết lợi thế giá của gạo Ấn Độ so với các đối thủ Thái Lan và Việt Nam đã thu hẹp, dẫn đến xuất khẩu chậm lại.
Tỷ giá đồng rupee Ấn Độ giảm xuống mức thấp kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng tác động đến thị trường. Mặc dù điều này thường có lợi cho xuất khẩu, nhưng không đủ để bù đắp áp lực hiện tại trên thị trường.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá các mặt hàng nông sản trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) của Mỹ phần lớn giảm trong phiên ngày 16/8, và là tuần giảm thứ ba liên tiếp đối với ngô và đậu tương, trong bối cảnh nông dân đẩy mạnh bán nông sản dự trữ trước thềm vụ mùa bội thu tại Mỹ. Trong khi đó, giá lúa mỳ tăng do tình trạng mất mùa ở Pháp và Đức.
Cụ thể, giá lúa mỳ kỳ hạn tăng 1,75 xu lên 5,30 USD/bushel, trong khi ngô giảm 4,5 xu xuống 3,925 USD/bushel. Giá đậu tương giảm 11,5 xu xuống 9,57 USD/bushel, thậm chí giá loại nông sản này đã có lúc giảm xuống 9,55 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 2/9/2020.
Lúa mỳ Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ vụ mùa bội thu tại khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, sản lượng lúa mỳ mềm của Pháp dự kiến ở mức thấp nhất kể từ những năm 1980 và sản lượng lúa mỳ tại Đức giảm đã hỗ trợ giá nông sản này.
Các nhà giao dịch cho biết, tâm lý lo ngại về tình hình nền kinh tế Trung Quốc lại nổi lên và nhu cầu đậu tương Mỹ của nước này giảm sút cũng gây áp lực lên giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ.
Về thị trường cà phê thế giới, giá cà phê sáng 17/8 (theo giờ Việt Nam) tiếp tục tăng trên hai sàn giao dịch quốc tế. Giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 trên sàn London đã tăng 2,06% so với phiên trước, tương đương tăng 94 USD/tấn lên 4.665 USD/tấn. Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 9/2024 đứng ở mức 245,45 xu/lb, sau khi tăng 2,31% tương đương tăng 5,55 xu/lb so với cuối phiên trước.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê tăng nhẹ từ 100 - 200 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 117.000 - 117.800 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 117.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 117.800 đồng/kg.