Thang Điểm Đánh Giá Tư Duy Bách Khoa
Đề thi đánh giá tư duy - ĐH Bách khoa
Các mức độ tư duy của đề Đánh giá tư duy Bách Khoa
Đề thi được phân chia làm 3 mức độ tư duy:
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết. Khuyến nghị các hành động tư duy: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối, so sánh…
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt…
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…
Bảng phân bố các mức độ theo phần thi:
Ma trận đề thi Đánh giá tư duy Bách Khoa
Tổng điểm 3 phần thi là 100 điểm, các phần thi được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm (thay vì tự luận kết hợp trắc nghiệm như năm 2022 trở về trước). Đặc biệt, đề thi đã loại bỏ tổ hợp khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh như trước. Cụ thể:
+ Phần Toán học đánh giá tư duy: Gồm chương trình Toán lớp 11 và 12, xoay quanh các kiến thức về đại số, số học, hàm số, hình học, xác suất, thống kê. Phần thi hướng tới đánh giá toàn diện khả năng tư duy, phát triển năng lục của học sinh. Các câu hỏi được phân bố theo mức độ từ dễ đến hóa, độ phân hóa cao giúp đánh giá mức độ sẵn sàng vào đại học của học sinh.
+ Phần Đọc hiểu đánh giá tư duy: Khai thác khả năng đọc nhanh, hiểu đúng qua các báo chí, văn học, các văn bản khoa học. Ngoài ra, đề thi cũng khai thác kỹ năng lập luận, viện dẫn của thí sinh nhằm xác định các ý chính, hiểu rõ các chuỗi sự kiện, phân tích các chi tiết quan trọng trong bài.
+ Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề đánh giá tư duy: Thông tin khoa học được biểu thị dưới dạng dữ liệu (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị), các quan điểm xung đột hay tóm tắt nghiên cứu. Câu hỏi khai thác sâu kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đánh giá hay lý giải vấn đề.
Đặc biệt, năm nay bài thi được thực hiện trên máy tính và chỉ thi trong 1 buổi thay vì thi trên giấy như trước đây. Thí sinh có thể thi không giới hạn số lần. Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá tư duy sẽ có giá trị trong vòng 2 năm và thí sinh có thể sử dụng để xét tuyển vào tất cả các trường ĐH có sử dụng kết quả của kỳ thi này.
Các mốc thời gian, lịch thi đánh giá tư duy 2024
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy (Tăng 3 đợt so với năm ngoái). Chi tiết về lịch tổ chức của các đợt thi như sau:
* Thời gian tổ chức thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào các ngày Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật.
Đạt 50-55/100 điểm thi đánh giá tư duy, thí sinh có thể trúng tuyển vào nhiều ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội. Hai ngành khoa học máy tính (IT1) và khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10) dự báo có điểm chuẩn cao nhất theo phương thức xét kết quả thi đánh giá tư duy năm 2023, dự kiến trên 72 điểm.
Đây là những dự báo của PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội dựa trên phổ điểm và xu hướng lựa chọn ngành học của thí sinh năm nay.
Cụ thể, điểm chuẩn dự báo trên thang 100 điểm bao gồm điểm thi Đánh giá tư duy, điểm ưu tiên (điểm khu vực, đối tượng) và điểm thưởng (IELTS). Ngưỡng đảm bảo chất lượng, hay mức điểm xét tuyển tối thiểu đối với phương thức xét bằng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến là 50 điểm.
Chia sẻ với VTV News, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thí sinh có điểm xét tuyển trong khoảng điểm chuẩn dự báo hoàn toàn có thể tự tin đăng ký các chương trình đào tạo tương ứng của Nhà trường.
Điểm chuẩn dự báo trên không phải điểm sàn mà chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ thí sinh trong quá trình đăng ký nguyện vọng. Chính vì vậy, PGS Trung Kiên cũng khuyên thí sinh có thể đặt nguyện vọng xét tuyển vào các chương trình đào tạo có điểm chuẩn dự báo cao hơn điểm xét tuyển dự kiến của mình. "Thí sinh có điểm xét tuyển là 55-56 hoàn toàn có thể đăng ký nguyện vọng các ngành học có mức điểm chuẩn dự báo cao hơn ví dụ như EE-E8 hay MI1", PGS Trần Trung Kiên giải thích.
Khoảng điểm dự báo được đưa ra trên cơ sở phổ điểm, số lượng thí sinh từ hai đợt thi và các khảo sát, tính toán về xu thế lựa chọn tổ hợp xét tuyển, mức độ quan tâm ngành học và sự dịch chuyển của các nhóm ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, PGS Trần Trung Kiên cũng dành lời khuyên cho các thí sinh trước khi bước vào giai đoạn đăng ký nguyện vọng (10/7 – 30/7/2023): với số lượng nguyện vọng không hạn chế, thí sinh nên căn cứ vào điểm xét của mình, khoảng điểm chuẩn dự báo để đăng ký một cách "thông minh" nhất, mạnh dạn xếp các nguyện vọng yêu thích lên trên.
Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh hình thức đăng ký xét tuyển, tạo thuận lợi cho thí sinh, tránh nhầm lẫn, bỏ sót. Qua đó thí sinh chỉ cần đăng ký Trường (cơ sở giáo dục đại học) và Chương trình đào tạo (theo mã xét tuyển của chương trình), không phải quan tâm đến tổ hợp và mã phương thức xét tuyển. Hệ thống xét tuyển sẽ dựa trên dữ liệu điểm mà thí sinh có để xét tuyển với mục tiêu tối ưu nhất cho thí sinh. Đối với Đại học Bách khoa Hà Nội, dữ liệu để xét tuyển sẽ gồm danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển tài năng, điểm xét theo kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy và điểm xét theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Vào ngày 8/7 sẽ diễn ra đợt thi cuối cùng của Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023. Đợt thi này có sự tham gia của gần 9.000 thí sinh, ghi nhận số lượng đăng ký cao nhất trong 3 đợt thi năm nay. Sau khi đóng cổng đăng ký trực tuyến, tổng số lượng thí sinh đăng ký dự thi là gần 11.000 thí sinh với hơn 20.000 lượt thi cho cả 3 đợt.
Kỳ thi Đánh giá tư duy được tổ chức tại 9 cụm thi: Hà Nội (10 trường đại học, học viện); Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng. Kết quả của kỳ thi có thể được sử dụng để xét tuyển đại học vào 32 trường đại học, học viện trên cả nước và có giá trị trong vòng 2 năm.
Ngày 1/6/2023, Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đai học chính quy là 7.985 sinh viên, trong đó 15-20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85-90% xét tuyển theo điểm thi (Tốt nghiệp THPT và Đánh giá tư duy).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Hình thức và địa điểm thi Đánh giá tư duy ĐH Bách Khoa Hà Nội
Cách thức đăng ký: Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký dự thi trên website https://tsa.hust.edu.vn/ hoặc địa chỉ https://ts.hust.edu.vn/ (mục Tuyển sinh đại học ->> Đăng ký online). Thí sinh sẽ được hướng dẫn để gửi bản chụp hồ sơ, minh chứng cần thiết.
Thí sinh truy cập vào đăng ký tài khoản, đăng ký dự thi và khai báo đầy đủ thông tin cá nhân cũng như thanh toán lệ phí. Sau khi hoàn thành các bước, hệ thống sẽ gửi Giấy báo dự thi cũng như các thông báo về kỳ thi thông qua tin nhắn số điện thoại/email mà thí sinh đã đăng ký.
Lệ phí thi năm 2024: 450.000đ/thí sinh
Về hình thức thi: Thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính.
Địa điểm thi: Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…Cụ thể: