Quá trình hội nhập càng diễn ra mạnh mẽ, các vấn đề xoay quanh nghĩa vụ nộp thuế khi thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa càng được quan tâm. Một trong những sắc thuế được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là thuế GTGT hàng nhập khẩu, nguyên nhân vì tính chất loại thuế này là thuế gián thu, có thể được khấu trừ hoặc hoàn lại. Vậy thuế VAT hàng nhập khẩu có được khấu trừ hay không?

Hạch toán thuế GTGT hàng xuất khẩu

Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hóa, dịch vụ: - Trường hợp tách được ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán ghi: + Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. + Có TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. + Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. - Trường hợp không tách được ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán ghi: + Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. + Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. - Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước: + Nợ TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. + Có TK 111, 112,... - Trường hợp xuất khẩu ủy thác: + Khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh bút toán như trên. + Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, kế toán bên giao ủy thác lên bút toán phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế xuất khẩu:

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác, chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế cho bên giao ủy thác: + Nợ TK 138: Phải thu khác. + Nợ TK 3388: Phải trả khác. + Có TK 111, 112.

Thuế VAT hàng nông sản được quy định như thế nào

Hàng nông sản là hàng hóa đặc biệt không phải nộp thuế VAT. Cụ thể như thế nào?

Trường hợp áp dụng thuế VAT hàng nông sản

Hàng nông sản tuy không thuộc đối tượng phải chịu thuế VAT, tuy nhiên sẽ phải tính thuế VAT nếu sản phẩm nông sản trong khâu kinh doanh thương mại. Cụ thể:

Căn cứ Khoản 5, Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT (thuế VAT bằng 0%). >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử. Lưu ý:

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC thuế VAT hàng nông sản là 5% trong trường hợp sau:

Có thể thấy hàng nông sản sau khi qua sơ chế bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại có thể sẽ phải nộp thuế VAT ở mức 5%. Tại Điều 11,Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.” Theo quy định này thì nông sản không thuộc loại hàng hóa áp dụng thuế VAT mức 10%. Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lưu ý khi tính thuế và kê khai thuế phải nộp. Thuế VAT hàng nông sản được quy định đặc biệt so với các loại hàng hóa dịch vụ khác, do đó cần lưu ý để có thể hạch toán chính xác. Trong trường hợp chưa rõ về mức thuế áp dụng với hàng nông sản có thể trực tiếp liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn. Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: “1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.” Như vậy, để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện sau:

Như vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ nếu thỏa mãn các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ.

Điều kiện khấu trừ thuế VAT hàng nhập khẩu.

Theo Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định như sau: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ”. “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.” “Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.” “Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.”

Cách tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Cách tính thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu được hướng dẫn khá chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất GTGT.

Trong đó, theo Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC, giá tính thuế GTGT được xác định như sau:

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo vệ môi trường.

- Giá nhập tại cửa khẩu là mức giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

- Tiền thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu (quy định theo mặt hàng nhập khẩu).

- Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (theo quy định đối với mặt hàng nhập khẩu)

- Tiền thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế của 1 đơn vị hàng hóa.

Như vậy, theo công thức tính nêu trên thì thuế nhập khẩu sẽ khác với các hàng hóa thông thường là phải cộng thêm một số khoản thuế khác vào giá tính thuế.

Hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Theo Khoản 19, Điều 5, Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định về đối tượng chịu thuế thì các hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu sử dụng cho mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

- Hàng hóa nhập khẩu để tặng quà cho các cơ quan gồm: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Hàng hóa nhập khẩu là đổ dùng của tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng có tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.

- Hàng hóa nhập khẩu để tặng, biểu cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính Phủ.

- Hàng hóa nhập khẩu là hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.