Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Những giá trị về sinh thái của Gò Tháp

Bên cạnh những điểm hấp dẫn trên, khu di tích Gò Tháp còn sở hữu một khu sinh thái rộng 160ha được bộ Tài Nguyên và Môi trường công nhận là một khu bảo tồn sinh học đa dạng vào năm 2015. Tại đây bảo tồn nhiều nét hoang sơ của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười với nhiều loài động thực vật đặc hữu. Khu di tích còn được xem là vương quốc của hoa sen. Hoa sen tại đây mang vẻ đẹp thuần khiết, đã đi vào trong nhiều bài thơ ca và trở thành biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp.

Quy hoạch Khu di tích Gò Tháp hiện nay

Khu di tích Gò Tháp hiện nay được quy hoạch với diện tích 300 ha. Nó được chia thành 4 khu chức năng chính:

Các di chỉ khảo cổ tại Khu di tích

Kết quả của nhiều lần khai quật, các nhà khoa học đã phân định ra ba loại hình tại khu di tích Gò Tháp: di chỉ cư trú, di tích kiến trúc, di tích mộ táng.

Năm 1998, nơi đây đã được công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Hiện nay quần thể di tích Gò Tháp bao gồm 5 di tích tiêu biểu. Đó là Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Trong đó:

Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa

Gò Tháp có diện tích khoảng 4500m2, gò nổi lên cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3.8 m. Khu di tích Gò Tháp được phát hiện và khai quật vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi các nhà khảo cổ học người Pháp.

Tại đây có những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, bia đá và văn tự cổ, chạm khắc hình tượng các vị thần, linh vật, các pho tượng Phật bằng gỗ… rất quan trọng. Bên cạnh đó có nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống đường giao thông thủy cổ tại đây. Những gì tìm thấy cho chúng ta hình dung được xưa kia nơi đây từng phồn thịnh như thế nào.

Hiện nay, hằng năm nơi đây là nơi tổ chức lễ giỗ cho 2 người có công là Võ Duy Dương và Đốc Binh Kiều. Số lượng người tham gia lễ hội hằng năm lên đến hàng nghìn người.

Đi khu di tích Gò Tháp khi nào?

Đi tham quan khu di tích Gò Tháp thì bạn có thể đi mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên nên kết hợp đi vào dịp hè – khi các đồng sen đang nở rộ vô cùng tuyệt đẹp.

Hoặc một gợi ý khác là nên đi vào thời gian có diễn ra lễ hội Gò Tháp. Lễ hội này diễn ra 2 lần mỗi năm, vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Trong 10 năm trở lại đây, lễ hội đã trở thành một lễ hội lớn của cả vùng Nam Bộ. Mỗi lần chuẩn bị cho dịp lễ đến là cuộc sống của người dân nơi đây thêm phần rộn ràng hơn bao giờ hết.

Ở đâu khi tham quan khu di tích Gò Tháp

Hiện tại, du khách muốn tham quan khu di tích Gò Tháp và ở lại đây qua đêm, nghỉ ngơi thì có thể chọn dừng chân tại Hai Lúa Homestay. Nơi đây còn có tên gọi khác là Lotus Luka Homestay. Đây là một homestay gây sốt cộng đồng mạng bởi những căn chòi nằm giữa ao sen thơm ngát.

Lưu trú tại Hai Lúa Homestay, sáng thức dậy, du khách sẽ được hít thở bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng những bông hoa sen bắt đầu nở đang rung rinh giữa ánh sương mai. Ngoài ra ở đây còn hoạt động câu cá cho mọi người trải nghiệm.

Hai Lúa Homestay cách khu di tích Gò Tháp 2.8km. Bên cạnh Hai Lúa Homestay, du khách có thể tham khảo nhà khách Nguyễn Văn Hải nếu như homestay hết phòng.

Các giá trị về văn hoá tâm linh

Khu di tích Gò Tháp nổi bật về các giá trị tâm linh qua các di tích tín ngưỡng và tôn giáo như miếu thờ Bà Chúa Xứ, Miếu Hoàng Cô, đền thờ Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều và chùa Tháp Linh. Hằng năm tại đây còn có hai lễ hội truyền thống lớn là lễ Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch và Lễ giỗ của hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều tổ chức vào rằm tháng 11 âm lịch.

Vào mỗi dịp tổ chức các lễ hội, khu di tích lại thu hút hàng trăm khách du lịch từ khắp cả nước về tham dự. Và đầu năm 2018 ban quản trị của Thiền phái Trúc Lâm đã tổ chức lễ đặt đá để khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười tại Khu di tích Gò Tháp này với quy mô lên tới 10ha cùng điểm nhấn là Đại bảo tháp Định Quốc cao 99m. Và khi đã hoàn thiện, thiền viện kết hợp cùng các di tích có sẵn, tạo nên sự phong phú và đa dạng về văn hoá tâm linh cho Gò Tháp.

Các địa điểm tham quan gần khu di tích Gò Tháp

Xem thêm: Địa điểm du lịch Đồng Tháp

Du khách khi đến với khu di tích này có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm du lịch xung quanh như: Du lịch Đồng Sen Chín Theo, Đồng Sen Tháp Mười… Đây là địa điểm để bạn thỏa thích tận hưởng không gian tuyệt vời của thiên nhiên và những đồng sen nở rộ tuyệt đẹp.

Nếu là người yêu hoa thì đây là địa điểm đáng đến mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Đồng Tháp. Với diện tích hơn 60ha, làng hoa Sa Đéc là nơi trồng hàng trăm ngàn loài hoa khác nhau được những người nông dân cần cù chăm chỉ.

Chính vì vậy khi đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một khu vườn cổ tích ngập tràn sắc màu và hương thơm ngọt ngào khiến du khách đắm chìm. Đặc biệt, hoa sẽ nở theo mùa và mùa đẹp nhất là những ngày giáp Tết vào khoảng đầu tháng 1 vì lúc này không khí lạnh rất thích hợp cho hoa nở.

Sau khi khám phá các vườn cây ăn quả và cánh đồng hoa, hãy đến khu di tích lịch sử Xẻo Quýt để phiêu lưu. Khu di tích rộng 50 ha này, bao gồm 20 ha rừng tràm nguyên sơ, mang đến vẻ đẹp hoang dã và bí ẩn. Xẻo Quýt được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992, lưu giữ dấu tích của quân và dân Đồng Tháp trong chiến tranh. Khám phá kỳ quan thiên nhiên của địa điểm này bằng cách đi bộ dọc theo con đường dài 1,5 km hoặc đi thuyền dọc theo các kênh rạch nhỏ.

Chùa Phước Kiến hay còn gọi là chùa Liên Hoa Vương, là ngôi chùa có tuổi đời 150 năm tọa lạc tại xứ sở hoa sen Đồng Tháp, thu hút nhiều du khách thập phương. Kiến trúc đơn giản gồm cổng vào, tháp thờ Phật Bà Quan Âm và chánh điện.

Ao sen ở chùa rất đẹp, với hình vuông tượng trưng cho đất và lá sen tròn tượng trưng cho trời. Điểm độc đáo và thú vị của ngôi chùa này là hoa sen vua, loài hoa lớn nhất trong họ súng Nymphaeaceae. Được chứng kiến ​​tận mắt là một trải nghiệm không thể bỏ qua, và du khách thậm chí có thể đứng trên lá sen, có thể chịu được sức nặng của một người nặng 100kg.

Bên cạnh chiêm ngưỡng thiên nhiên, bạn có thể thực hiện những bộ ảnh kỷ niệm bên cánh đồng sen thơm ngát – quốc hoa của đất nước. Sau khi tham quan, chụp ảnh sẽ là lúc bạn được ngồi lại nghỉ ngơi, thưởng thức các món ẩm thực dân dã đồng nội đầy cuốn hút. Đó là các món như: cá linh, bông điên điển, chuột rô ti, chuột đồng nướng, cá rô kho tộ, cơm chiên sen, gỏi xoài khô cá lóc…

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc thôn Mỹ Sơn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính 2km, tổng diện tích bên trong thung lũng khoảng 320 ha. Thung lũng là những dãy núi vòng cung, bao bọc vững chắc cho toàn Khu di tích. Phía Nam là đỉnh núi Mahaparvata, có tên gọi khác nhau như đỉnh Hồn Đền, núi Chúa, đỉnh Răng Mèo... Xung quanh đỉnh núi này có nhiều câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với khu đền tháp Mỹ Sơn, Núi Chúa còn biểu tượng cho đỉnh núi thiêng của vương quốc Chămpa. Núi cao 730 m so với mực nước biển, được ví như ngọn hải đăng đối với các thuyền buôn di chuyển trên biển Đông khi qua vùng đất Amaravati (tiểu quốc Champa).

Mỹ Sơn thung lũng thần linh và nghệ thuật

Từ ngọn núi thiêng hình thành dòng suối chảy về hướng Bắc qua trung tâm thờ tự, được vínhư dòng suối thiêng. Nước được dâng tế vào đền thờ Mỹ Sơn để làm các nghi lễ như tẩy trần, tắm linga - yoni. Theo các nhà nghiên cứu đỉnh núi thiêng là đại Linga, thung lũng Mỹ Sơn là đại Yoni và suối thiêng là hình ảnh của vòi yoni theo cách lý giải địa văn hóa. Sự kết hợp giữa trời đất và nước, âm dương hòa hợp sinh ra cuộc sống vạn vật. Đó cũng là ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng linga - yoni tại Mỹ Sơn. Dựa vào vị trí này, Mỹ Sơn được các vương triều Champa chọn là nơi xây dựng đền thờ, qua hàng chục thế kỷ đã trở thành trung tâm tôn giáo vô cùng quan trọng, là thánh địa hoàng gia của vương quốc. Các công trình đền tháp tại Mỹ Sơn rất đa dạng về kiểu dáng, kiến trúc, lấycảm hứng từ biểu tượng linh thiêng của ngon núi Meru, ngọn núi thiêng, trung tâm của vũ trụ quy tụ các vị thần trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo.

Cách Mỹ Sơn 20 km theo đường quốc lộ ngày nay, hay 10km theo đường chim bay về phíaĐông là kinh thành Simhapura - hay còn gọi là kinh thành sư tử, là kinh đô đầu tiên củavương quốc Champa. Theo bia chú Trung Hoa, thành phố này có từ thế kỷ thứ II, khi vương quốc Champa được hình thành. Kinh thành cổ hiện nay là vùng đất Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, Duy Xuyên. Hiện còn lại rất nhiều dấu tích về một kinh thành xưa với rất nhiều di tích, di vật. Kinh đô của vương quốc được chọn ở một thế đất nằm bên dòng sông thiêng Thu Bồn, là trung tâm quyền lực của vua chúa Champa.

Các nhà khoa học cho rằng nền văn minh Champa khởi nguồn gắn liền với dòng sông thiêng Thu Bồn. Nơi cuối dòng sông này là trung tâm thương mại, buôn bán của cả vùng đất và vương quốc. Thương cảng Đại Chiêm từng phát triển và thịnh vượng của vương quốc. Các cuộc khai quật, nghiên cứu tại Hội An còn cho thấy có rất nhiều những dấu tích về nền văn minh Champa từng phát triển rực rỡ tại vùng thương cảng này.

Sức hấp dẫn, giá trị đặc biệt của Khu di tích Mỹ Sơn đến từ những giá trị về lịch sử, văn hóa,kiến trúc nghệ thuật của một nền văn minh tồn tại và phát triển lâu đời. Đó là những giá trị trong hàng chục thế kỷ phát triển của nền văn minh Champa đã để lại cho nhân loại. Theo tư liệu lịch sử, ngôi đền đầu tiên tại thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới vương triều Bhadravarman để thờ Linga của thần Siva. Vị thần tối cao, được coi là người sinh ra vương quốc Champa. Chữ viết, kiến trúc còn lại cho thấy vào thế kỷ thứ VII Mỹ Sơn, vua Sambhuvarman đã phục hồi lại ngôi đền đầu tiên và quốc hiệu Champa đã xuất hiện trong bài minh của vua Sambhuvarman. Từ đó về sau, các vị vua sau khi lên ngôi đều cho xây dựng ở Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc tu bổ lại các ngôi đền cũ bị thời gian và chiến tranh hủy hoại. Vì vậy, Mỹ Sơn dần phát triển thành thánh địa của cả vương quốc. Thời kỳ từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X là giai đoạn Mỹ Sơn được các vương triều Champa xây dựng rất nhiều đền thờ. Trong đó, giai đoạn thế kỷ thứ X được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với rất nhiều kiến trúc còn lại ngày nay tại Mỹ Sơn. Nhiều phong cách kiến trúc nghệ thuật định hình trong thời gian này, trong đó nổi bật là Mỹ Sơn A1 và Mỹ Sơn E1.

Tại khu tháp B-C-D hiện nay còn lại những công trình kiến trúc xây dựng vào thế kỷ thứ X nhưtháp C1, B5, D1, D2… Kiến trúc điêu khắc trong giai đoạn này cũng phản ánh sự giao thoa và hội nhập văn hóa từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII (năm 1234) công trình kiến trúc bằng đá B1 được hình thành, đây cũng là ngôi đền duy nhất được xây dựng theo vật liệu mới của nền kiến trúc nghệ thuật đền thờ Chăm, khẳng định thể hiện sự giao thoa văn hóa Ăngko đến nền văn minh Champa. Từ thế kỷ XIII, vùng đất thờ cúng của vương quốc Champa không còn là Mỹ Sơn. Kinh đô và trung tâm tôn giáo được chuyển vào phía Nam. Mỹ Sơn đã có thời gian bị lãng quên với hàng thế kỷ trôi qua và ít được nhắc đến, thiên nhiên và thời gian đã hủy hoại rất nhiều những kiến trúc quan trọng.

Vào thế kỷ XIX, người Pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn trong tình trạng  đỗ, hư hỏng, những cây cổ thụ đã xâm thực ảnh hưởng vào di tích, phải mất nhiều năm côngtác phát lộ, khảo cổ, đo vẽ mới được thực hiện xong. Theo đó, Mỹ Sơn có 72 đền thờ, được chia thành 13 nhóm tháp. Trong đó khu tháp B-C-D (gọi là tháp Chợ) có 27 công trình. Khu tháp A, A’ (tháp Chùa) gồm 17 kiến trúc, khu E, F (Hố Khế) có 12 kiến trúc, Nhóm tháp G có 5 kiến trúc, nhóm H có 4 kiến trúc, nhóm tháp K có 1 kiến trúc, nhóm tháp L, N, O mỗi nơi 1

Ngày nay, Mỹ Sơn là kho tàng với những tuyệt tác kiến trúc, những giá trị văn hóa đặc sắc, những kiến thức trong khoa học xây dựng, vật liệu. Trong đó, những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng và vật liệu đã tốn nhiều thời gian nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thích sự khám phá của du khách tham quan. Các nhà khoa học cho rằng đã có những tính toán về toán học, vật lý học… trong cách xây dựng, bố trí công trình. Hiện nhiều công trình đã mất hoặc sụp đổ các góc cạnh, mái, đỉnh đền… Điều này, làm giảm đi một phần đáng kể giá trị nghệ thuật của

Khu đền tháp Mỹ Sơn còn là vùng đất của những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, của mối liên kết nhữngtầng văn hóa Chăm - Việt trên vùng đất của tiểu quốc Amarapati, với các di tích Chăm kenđặc dọc bên bờ Nam sông Thu Bồn. Của những mối liên hệ và sự gắn kết với các di tích quốc gia trong vùng như Trà Kiệu, hay di tích lăng Bà Thu Bồn… Một nền nghệ thuật tạo hình và những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo cần được đánh thức. Đó là những giá trị tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích này.

Khu tháp cổ Mỹ Sơn cách Đà Nẵng 70 km về phía tây nam, là một khu đền tháp của triều Chămpa được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 12. Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp rất độc đáo được xây bằng gạch. Xin trân trọng giới thiệu chương trình tham quan khám phá khu đền tháp Mỹ Sơn.

7h00: Xe và hướng dẫn viên Cty đón khách tại Đà Nẵng, khởi hành đi Mỹ Sơn.

8h30: Đến Mỹ Sơn, tham quan kinh đô Trà Kiệu (trung tâm hành chính trước đây của vương quốc Chămpa), bảo tàng Champa.

Tiếp tục vào khu đền tháp cổ, tham quan các công trình kiến trúc toà tháp Chăm được xây dựng vào đầu thể kỷ thứ 4.

Thưởng thức âm nhạc và những điệu múa Siva kỳ bí rực rỡ giữa khu tháp cổ.

Trưa: Quý khách ăn trưa, Thưởng thức đặc sản xứ Quảng tại nhà hàng. 13h30: Xe đưa quý khách về lại Đà Nẵng, kết thúc chương trình.   DỊCH VỤ BAO GỒM: Xe du lịch đời mới, máy lạnh + HDV + Ăn trưa + Vé tham quan + Nước  + Bảo hiểm. KHÔNG BAO GỒM: VAT, Chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. GHI CHÚ: Trẻ em dưới 5 tuổi: miễn phí., trẻ em 5 - 9 tuổi: tính 80% giá tour người lớn, trẻ em từ 10 tuổi trở lên: tính 100% giá tour người lớn. LIÊN HỆ ĐĂT TOUR TẠI TRƯỜNG SA TOURIST ĐÀ NẴNG Thông tin liên hệ đặt Tour: CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI DU LỊCH TRƯỜNG SA, ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 70 Lý Thái Tông – Thanh Khê Tây – Thanh Khê – Đà Nẵng Hotline: 0702 359 361 - 0905251364 (zalo) - 0905437928 (zalo) - 0935634128  Email: [email protected]

TRƯỜNG SA TOURIST - NÂNG BƯỚC CHÂN BẠN TRÊN MỖI HÀNH TRÌNH!!!