Tổng Biên Tập Báo Giáo Dục Việt Nam
Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Giáo dục Pagoda
Đời sống và tinh thần giáo chức
Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470, giáo sư đại học là 640 trở lên. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ Nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ Nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy đời sống chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, hầu hết các nhà giáo vẫn giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.[114]
Các giáo sư đại học là một thành phần xã hội ở trên cao, cách biệt rất lớn với hàng ngũ giáo chức trung, tiểu học và sinh viên đại học. Hầu hết các giáo sư đại học sinh trưởng trong các gia đình thượng lưu. Đa số đều đi dạy bằng ô tô. Các giáo sư đại học lúc bấy giờ toàn tâm toàn ý cho công cuộc giáo dục, đào tạo thế hệ trí thức tương lai, mà không hề chịu một sức ép nào, về kinh tế cũng như về chính trị. Nhiều giáo sư đại học được mời tham gia chính phủ trong cương vị Tổng trưởng, Bộ trưởng như Vũ Quốc Thông (Bộ trưởng Y tế), Vũ Văn Mẫu (Bộ trưởng Ngoại giao), Nguyễn Quang Trình (Bộ trưởng Giáo dục), Nguyễn Văn Tương (Phủ Đặc ủy Hành chánh, tương đương Bộ trưởng Nội vụ), Trần Văn Kiện (Ủy viên Tài chánh, tương đương Bộ trưởng Tài chánh), Nguyễn Duy Xuân (Bộ trưởng Kinh Tế), Vương Văn Bắc (Bộ trưởng Ngoại giao)...[115]
Nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế
Trong quá trình góp ý và cải tổ giáo dục, những nguyên nhân gây ra các khuyết điểm này được các nhà nghiên cứu kể ra như:[15]
Từ những khuyết điểm, các nhà giáo đương thời đề nghị phải có các vị am hiểu về giáo dục cùng nghiên cứu chương trình cải tổ cụ thể. Chính phủ phải đặt vấn đề giáo dục lên hàng quốc sách mới hy vọng nền giáo dục thoát ra khỏi cảnh bế tắc… Phải lưu tâm đến mấy điểm dưới đây: Xem xét thực trạng của nền giáo dục; Tìm hiểu nguyên nhân đã dẫn đến cuộc khủng hoảng và bế tắc hiện tại; Tìm biết về nhu cầu của quốc gia hiện tại; Soạn thảo và vạch định hướng cùng chương trình của một nền giáo dục tiến bộ; Có kế hoạch thực hiện, cải tổ toàn diện nền giáo dục từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học đến Đại học.
Nhà giáo Trần Ngọc Ninh đề nghị một chương trình khẩn trương gồm bốn điểm chính:[15] Tạo lại lòng tin: hãy tránh sự thay đổi vụn vặt về chương trình học, hợp lý hóa và bỏ bớt các kỳ thi cử; Phải có một chính sách toàn diện hợp lý và hợp với tình trạng xã hội Việt Nam, tránh rập khuôn; Phải coi giáo dục là trọng tâm của tinh thần dân chủ; Phải hiểu giáo dục là một việc đầu tư chắc chắn và hợp lý nhất trong các việc đầu tư của một quốc gia.
Các đề xuất cải tổ đề nghị vận dụng sáng tạo nhiều hình thức đào tạo, mô hình trường đào tạo từ tiểu học đến đại học: như tiểu học cộng đồng, đại học cộng đồng, trung học tổng hợp, trường cao đẳng và chuyên nghiệp, các viện, đại học bách khoa...; chú trọng đến việc đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Việc thi cử cũng được đơn giản bớt: Bãi bỏ kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp (niên khóa 1965–1966) và Tú tài phần I (vào năm 1972–1973).[15]
Tập dự thảo "Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm (1971–1975)" của Bộ Giáo dục đã đưa ra 3 mục tiêu cải tổ giáo dục: (1) Phát huy năng khiếu cá nhân; (2) Thích ứng cá nhân với xã hội; (3) Phát huy tinh thần quốc gia. Phải lo phát triển: (1) Giáo dục cộng đồng cấp I; (2) Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp cấp II; (3) Đại học bách khoa. Tuy nhiên, bản dự thảo này bị một số nhà giáo như Trần Nho Mai chê là thiếu thực tế, không có tính khả thi, vì những mục tiêu đặt ra vượt quá khả năng về điều kiện vật chất để thi hành. Do vậy, kế hoạch bị bãi bỏ.
Vì vậy, năm 1974, Hội đồng cải tổ giáo dục đã từng nêu đề xuất là sẽ soạn một chương trình cải cách mới với mục tiêu dài hạn, tuy nhiên năm 1975 Việt Nam Cộng hòa sụp đổ nên vẫn chỉ dừng ở mức ý tưởng.[15]
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: "Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu."[131]
Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì "Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra." Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam.[132]
Tác giả Trần Văn Chánh thì cho rằng: "Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/dự tính/kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá."[133]
Tác giả Võ Quang Phúc thì cho rằng nên giáo dục Việt Nam Cộng hòa tuy tự coi mình là "phi chính trị", nhưng thực chất vẫn phục vụ theo phương châm "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của Mỹ.[134] Chỉ có những vùng đô thị, các loại trường trung học mới phát triển. Đến năm học 1970 - 1971, riêng vùng Sài Gòn - Gia Định đã chiếm 13% trường tiểu học) và 24 % (trường trung học), sự mất cân đối này cho thấy khẩu hiệu “giáo dục đại chúng”, “giáo dục cho mọi người” của chính quyền Sài Gòn chỉ là giả tạo. Chính cố vấn Mỹ Donald M. Knox, Trưởng phái đoàn cố vấn Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã nhận xét: toàn miền Nam có khoảng 2,6 triệu trẻ em tuổi từ 12 - 18 nhưng chỉ có 60 vạn trẻ em có chỗ học trong các trường trung học. Nội san AĐS cho biết: “Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”.[18] Tác giả Nguyễn Tử Lộc là một giáo viên ở miền Nam thời kỳ đó nhận xét:[23]